Tìm hiểu dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục

0
1

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu như không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở quá trình tăng trưởng của bé. Hãy để Kidsplaza giúp các mẹ điểm qua các dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa và các phương pháp để phòng ngừa và chăm sóc cho bé nhé!

Khái niệm rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh 

Tim-hieu-dau-hieu-be-bi-roi-loan-tieu-hoa.jpg
Bé quấy khóc suốt ngày khi gặp rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt không bình thường, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng và rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn, gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ sau này.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở bé

Tim-hieu-dau-hieu-be-bi-roi-loan-tieu-hoa.jpg
Rối loạn tiêu hóa ở bé dễ nhận biết nhất là nhìn vào màu phân của bé

Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa thường rất dễ phát hiện, nhờ vào những biểu hiện rõ ràng mà bé thường bộc lộ trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp, giúp cha mẹ nhanh chóng nhận biết:

Nôn trớ sau khi bú:Trẻ thường xuyên nôn trớ ngay sau khi bú hoặc trong lúc nằm. Đây là dấu hiệu phổ biến khi hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, đặc biệt là do trào ngược dạ dày thực quản hoặc đầy hơi.

Thay đổi trong phân 

  • Tiêu chảy: Phân lỏng, nhiều nước, có thể lẫn chất nhầy hoặc máu. Nếu tiêu chảy kéo dài, trẻ dễ bị mất nước, làm môi khô, mắt trũng.
  • Táo bón: Trẻ đi tiêu ít hơn bình thường, phân khô và cứng, khiến trẻ khó chịu hoặc quấy khóc mỗi lần đi tiêu.
  • Chướng bụng, đầy hơi:Bụng trẻ căng cứng, thường xuyên xì hơi hoặc phát ra âm thanh ọc ọc. Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm, do cảm giác khó chịu ở bụng.

Bé biếng ăn hoặc bỏ bú:Trẻ bú ít hơn bình thường, từ chối bú hoặc quấy khóc khi được cho bú. Điều này thường liên quan đến cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa hoặc vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Quấy khóc kéo dài:Trẻ thường xuyên khóc không rõ lý do, đặc biệt vào buổi chiều hoặc tối. Đây có thể là dấu hiệu của cơn đau bụng (colic), một biểu hiện điển hình của rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng da và toàn thân: Trẻ có thể xuất hiện phát ban, da xanh xao hoặc giảm hoạt động nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài và ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng.

Tham khảo:

Phương pháp phòng ngừa và chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện và sức khỏe bền vững của trẻ. Đây là cơ quan cung cấp dưỡng chất cho mọi hoạt động và cơ quan trong cơ thể. Sau đây Kidsplaza sẽ chỉ cho các mẹ các phương pháp để giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ ban đầu:

Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng:

Đối với trẻ bú mẹ: 

  • Mẹ cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, hạn chế thực phẩm gây kích thích như cà phê, đồ cay nóng, hoặc thức ăn bị dị ứng.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước để cải thiện chất lượng sữa mẹ.

Đối với trẻ bú sữa công thức:

  • Cần kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng với sữa công thức không, nếu cần thiết hãy đổi sang các loại sữa phù hợp và có công thức giống với sữa mẹ (hoặc sữa có các thành phần giúp hệ tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch cho trẻ).
  • Cho bé ăn vừa và đủ, pha sữa theo đúng hướng dẫn để tránh làm trẻ đầy hơi hoặc khó tiêu.

Nhận thấy được tầm quan trọng và tác dụng của hệ tiêu hóa tác động đến sự phát triển của con rất nhiều, nhà Friso đã cho ra mắt dòng sản phẩm Friso Gold Pro. Đây là dòng sản phẩm sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi với vị nhạt, mát, giống với sữa mẹ hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung thêm nhiều lợi khuẩn đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt mà các mẹ có thể tham khảo.

Tim-hieu-dau-hieu-be-bi-roi-loan-tieu-hoa.jpg
Sữa friso Gold cho trẻ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Sữa Friso Gold Pro được nghiên cứu và sử dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp cho đạm mềm được bảo toàn hơn 90%, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, phù hợp với chiếc bụng non nớt của bé.

Hệ dưỡng chất đặc biệt BioPro+ (bộ 3 dưỡng chất HMO, Probiotics và chất xơ GOS) giúp hỗ trợ bé tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi những loại tác nhân gây bệnh.

Vệ sinh cá nhân và môi trường luôn sạch sẽ: 

Hệ tiêu hóa trong những tháng đầu đời còn rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, các mẹ cần thường xuyên dọn vệ sinh, dọn dẹp thông thoáng những khu vực bé thường xuyên tiếp xúc,… 

Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn:

Lợi khuẩn đường ruột là các vi khuẩn sống tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng có chức năng ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Các mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng cách bổ sung sữa công thức, men vi sinh,…

Massage bụng và thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng:

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi và táo bón. Ngoài ra, các mẹ có thể tập cho bé các động tác vận động nhẹ nhàng như gập duỗi chân giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Trên đây, Kidsplaza đã giúp các mẹ tìm hiểu dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa và đưa ra các phương pháp chăm sóc. Các mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Bài viết liên quan: