Wonder Week hay còn gọi là tuần khủng hoảng là giai đoạn bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều bởi có sự thay đổi đột ngột về cả thể chất và tâm lý. Vậy Wonder Week là gì tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu? Làm thế nào để cùng con vượt qua được giai đoạn này? Tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
- 1 Tuần khủng hoảng (Wonder Week) ở trẻ nhỏ là gì?
- 2 Giải mã các tuần khủng hoảng của bé kéo dài bao lâu?
- 2.1 Wonder week 1 (Từ giữa tuần thứ 4 đến giữa tuần thứ 5)
- 2.2 Wonder week 2 (Từ giữa tuần thứ 7 đến hết tuần 8)
- 2.3 Wonder week 3 (Từ giữa tuần 11 đến giữa tuần 12)
- 2.4 Wonder week 4 (Từ giữa tuần 14 đến giữa tuần 19)
- 2.5 Wonder week 5 (Từ giữa tuần 22 đến giữa tuần 26)
- 2.6 Wonder week 6 (Từ giữa tuần 33 đến giữa tuần 37)
- 2.7 Wonder week 7 (Từ giữa tuần 41 đến giữa tuần 46)
- 2.8 Wonder week 8 (Từ giữa tuần 51 đến giữa tuần 54)
- 2.9 Wonder week 9 (Từ giữa tuần 59 đến giữa tuần 61)
- 2.10 Wonder week 10 (Giữa tuần 70 đến giữa tuần 76)
- 3 Cách cùng con vượt qua tuần Wonder Week
Tuần khủng hoảng (Wonder Week) ở trẻ nhỏ là gì?

Wonder week (hay còn gọi tuần khủng hoảng) là thuật ngữ được dùng để mô tả về các giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đạt đỉnh điểm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về cả thể chất và trí tuệ.
Khi con bước qua được giai đoạn này, ba mẹ sẽ nhận thấy bé yêu của mình có những sự thay đổi rõ rệt về nhận thức cũng như vận động. Con tự làm được nhiều điều mới như học ngồi, học bò, học đứng, tập đi…
Tuy nhiên cũng chính những sự thay đổi đột ngột này mà bé chưa kịp thích nghi cho nên sẽ xuất hiện những biểu hiện của sự khó ở như quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, đòi mẹ nhiều hơn… Ở những thời điểm này, ba mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao bé để có những biện pháp chăm sóc con phù hợp nhất, giúp con vượt qua tuần khủng khoảng đơn giản nhất.
Giải mã các tuần khủng hoảng của bé kéo dài bao lâu?
Trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời cần trải qua 10 bước phát triển nhảy vọt, tương đương với 10 tuần khủng hoảng. Dưới đây là các mốc khủng hoảng của bé ba mẹ cần lưu ý:
Wonder week 1 (Từ giữa tuần thứ 4 đến giữa tuần thứ 5)

Đây là tuần khủng hoảng đầu tiên của trẻ. Lúc này trẻ bắt đầu có nhưng chuyển biến mạnh mẽ về giác quan. Cụ thể là mẹ sẽ thấy con chăm chú nhìn vào đồ vật hơn, tay khua khắng muốn chạm vào đồ vật, có tương tác lại với bố mẹ hoặc người thân khi được trêu đùa và khá nhạy cảm với mùi hương.
Wonder week 2 (Từ giữa tuần thứ 7 đến hết tuần 8)
Bước vào tuần Wonder Week thứ 2 này ba mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện như: muốn cầm nắm món đồ chơi mình thích, quay đầu về phía phát ra âm thanh, có thể phát ra được những tiếng gầm gừ nho nhỏ, thích khám phá, quan sát các bộ phận trên cơ thể… Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để tương tác với bé hơn như cùng con chơi một số trò chơi hỗ trợ phát triển kỹ năng, thể hiện tình yêu thương với con…
Wonder week 3 (Từ giữa tuần 11 đến giữa tuần 12)
Đây là một trong những tuần khủng hoảng đánh dấu những bước chuyển biến rất lớn trong cuộc đời của bé như bé bắt đầu biết lật, ngóc đầu, xoay người theo hướng mình muốn, cười nhiều hơn, thích nghe những âm thanh với các tần số khác nhau, thức khuya…
Wonder week 4 (Từ giữa tuần 14 đến giữa tuần 19)

Trong giai đoạn khủng hoảng này bé sẽ có những sự thay đổi lớn như: tay chân linh hoạt hơn, có thể cầm nắm được mọi vật hoặc đưa tay lên miệng mút, biết nhìn theo ba mẹ hoặc người thân, biết đẩy núm ti khi con đã no, nhận biết được tên mình khi có người gọi.
Wonder week 5 (Từ giữa tuần 22 đến giữa tuần 26)
Trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng này sẽ có khả năng hiểu được một số từ ngữ đơn giản khi bố mẹ hoặc người thân nói, thể hiện được những cảm xúc mãnh liệt như cười thật to hoặc hét lên khi phấn khích, biết ngồi dậy và nhổm người biết bắt chước những biểu cảm của người khác, bắt đầu có sự tò mò về con người và động vật xung quanh, ném những thứ đang cầm trên tay ra xa…
Wonder week 6 (Từ giữa tuần 33 đến giữa tuần 37)
Ở giai đoạn khủng hoảng này, em bé có thể hiểu được những từ ngữ đơn giản, có khả năng bắt chước những biểu cảm của người khác, tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu về sự vật, sự việc xung quanh, thích chơi những trò chơi như ú òa, thích nghe hát, lắc lư theo nhạc điệu…
Wonder week 7 (Từ giữa tuần 41 đến giữa tuần 46)
Ở tuần khủng hoảng này ba mẹ sẽ thấy con có thể nói được những từ đơn giản, hiểu và hồi đáp đáp lại được những câu hỏi ngắn, biết chỉ và thể hiện cảm xúc với món đồ mà mình thích…
Wonder week 8 (Từ giữa tuần 51 đến giữa tuần 54)

Trong tuần Wonder Week này trẻ có thể tự vịn đứng và đi men theo thành giường hoặc tường, có thể cầm đồ vật và mang chúng ra xa, có hứng thú với vẽ hoặc cố gắng tự mặc hoặc cởi quần áo.
Wonder week 9 (Từ giữa tuần 59 đến giữa tuần 61)
Bước vào tuần Wonder Week thứ 9 này, em bé nhà ba mẹ đã có thể tự bước đi khá vững vàng, các kỹ năng, thể chất đã phát triển gần như hoàn thiện. Trong giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết làm nũng, biết pha trò, dùng ngôn ngữ để thương lượng nhằm thể hiện ý muốn của mình, thích bắt chước biểu cảm, hành động của người lớn.
Wonder week 10 (Giữa tuần 70 đến giữa tuần 76)
Đây là tuần Wonder Week cuối cùng trong cuộc đời của bé yêu. Ở giai đoạn này em bé nhà ba mẹ có thể đi lại vững vàng, chạy nhảy và nô đùa với anh, chị, em, bạn bè, tâm lý của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, biết vui, buồn, có thể tự sử đổi hành vi để phù hợp với hoàn cảnh nhất, biết dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc của mình.
Xem thêm
- Top 7 khăn sữa cho trẻ sơ sinh chất lượng tốt
- Top 10 bình sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng
Cách cùng con vượt qua tuần Wonder Week

Những biểu hiện trong tuần Wonder Week của bé là rất bình thường, khi thấy con có những biểu hiện của tuần khủng hoảng thì ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy thật bình tĩnh, áp dụng những mẹo dưới đây để cùng con vượt qua nhé:
- Nên cho con đi ngủ sớm hơn thời gian biểu thường ngày từ 30-45 phút, cắt bớt 1 giấc ngủ ngắn trong ngày nếu cần. Nhưng trước khi thực hiện ba mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé. Cần chắc chắn rằng bé không bị thiếu ngủ hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự mệt mỏi.
- Nếu trẻ chán ăn, từ chối ăn thì ba mẹ không nên ép con phải ăn, chỉ nên cho con ăn khi con có nhu cầu.
- Luôn dành thời gian chơi cùng với con, khuyến khích con vận động như tập bò, tập đứng, tập đi…
- Khi trẻ khóc, ăn vạ ba mẹ đừng mặc kệ con, hãy đánh lạc hướng bằng cách đùa vui với bé, massage, cho bé ra ngoài đi dạo…
- Tuyệt đối không quát mắng, to tiếng với con.
Có thể thấy rằng, tuần khủng hoảng ở trẻ không đáng sợ như ba mẹ tưởng tượng. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu hơn về Wonder Week cũng như tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu để sẵn sàng cùng con vượt qua.
Bài viết liên quan:
- Đối phó với “wonder week” của con yêu
- Cùng bé vượt qua Wonder week – tuần khủng hoảng của trẻ
- Tất tần tật những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho chị em mới làm mẹ lần đầu