Không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy các bà mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những mẹ đi làm lai sau sinh không thể lúc nào cũng có thể ở cạnh cho bé bú, việc duy trì nguồn sữa và điều rất quan trọng và cần thiết. Vậy cách bảo quản sữa và hâm nóng sữa mẹ lâu dài mà vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng vốn có của sữa cho con yêu là gì? Mẹ hãy cùng Kids Plaza tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Tầm quan trọng của việc hâm nóng sữa mẹ?
Trước tiên chúng ta phải hiểu mục đích của việc hâm sữa mẹ là gì? Hâm sữa mẹ có công dụng giúp cho sữa mẹ có nhiệt độ gần với nhiệt độ của sữa khi con bú trực tiếp từ vú mẹ. Nhiều mẹ hay hiểu lầm hâm sữa là để giúp tiệt trùng sữa mẹ sau khi rã đông, cách hiểu như vậy là không đúng. Việc hâm sữa mẹ đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo khi con dùng sữa sau khi hâm vẫn đủ các chất dinh dưỡng giúp con phát triển. Một điều quan trọng các mẹ cần biết đó là các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bị mất đi nếu sữa được hâm ở nhiệt độ trên 40 độ C.
Một số lưu ý về sữa mẹ khi vắt ra khỏi bầu ngực mẹ:
+ Sữa non – sữa miễn dịch (5 ngày đầu sau khi sinh): là một chất lỏng màu vàng, được tuyến vú người mẹ tiết ra với số lượng nhỏ trước khi bước vào giai đoạn cho con bú thực sự. Sữa non chứa ít chất béo nhưng lại giàu protein và đặc biệt chứa nhiều kháng thể, các yếu tố bảo vệ khỏi các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng.
+ Sữa chuyển tiếp (từ 5 đến 14 ngày sau khi sinh): là sữa được tiết ra trong giai đoạn ngay sau khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành bắt đầu được hình thành. Thành phần dinh dưỡng của sữa chuyển tiếp dần trở nên giống sữa trưởng thành và số lượng sữa tăng lên.
+ Sữa trưởng thành (khoảng hai tuần sau khi sinh): có chứa khoảng một nửa các protein có trong sữa non và chứa nhiều chất béo hơn sữa non.
Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra
Thời gian trữ sữa
Đối với sữa mẹ, sau khi được vắt ra phải được bảo quản kịp thời để tránh tiếp xúc với vi khuẩn ở xung quanh trong môi trường. Mẹ có thể cho sữa bình sữa hoặc túi trữ sữa cất trong tủ lạnh để bảo vệ sữa mẹ một cách tốt nhất. Thời gian bảo quản sữa mẹ khá dài, cụ thể như sau:
Túi trữ sữa có cho vào máy hâm sữa được không
– Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Thời gian sử dụng của sữa mẹ tối đa 1 giờ.
– Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa là 6 giờ.
– Ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh: thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa 48 giờ.
– Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh:
– Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): tối đa là 2 tuần.
– Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng
– Tủ đông lạnh loại chuyên dụng: thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa trong 6 tháng
Đối với sữa mẹ sau khi vắt ra, nếu không sử dụng biện pháp bảo quản nào mẹ cũng không nên để sữa quá 1 tiếng và tuyệt đối không cho bé bú lại sữa thừa.
Dụng cụ chứa sữa
Túi trữ sữa: Đối với loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ còn đối với loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
>>>>Tham khảo thêm một số sản phẩm bán chạy tại KidsPlaza:
Cách sử dụng túi trữ sữa an toàn
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm túi trữ sữa thuộc các hãng khác nhau, đa số đảm bảo chất lượng, uy tín và an toàn cho bé khi sử dụng.Tuy nhiên, mẹ lại không biết rằng cách mẹ bảo quản sữa không đúng cách vô tình lại làm hỏng sữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh cho bé và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của bé. Như vậy, như thế nào mới là cách bảo quản sữa an toàn nhất:
– Hâm sữa bằng nước ấm hoặc dụng cụ hâm sữa, tuyệt đối không làm nóng sữa bằng lò vi sóng, không cho túi trữ sữa vào lò vi sóng bởi sữa sẽ bị hỏng nếu hâm ở nhiệt độ quá cao.
– Túi chỉ sử dụng 1 lần
Điều mà mẹ cần chú ý nhất đó chính là nhiệt độ để bảo quản sữa phải tốt và không bị mất dưỡng chất. Sữa mẹ đựng trong túi trữ sữa mẹ có thể bảo quản được khoảng 10 giờ ở nhiệt độ phòng (19-22°C) hoặc 8 ngày trong tủ lạnh (0-4°C) hoặc 3-4 tháng trong ngăn đông tủ lạnh hoặc 6 tháng trong tủ đông (-19°C).
Mẹ đặc biệt cần lưu ý bảo quản sữa mẹ như vậy cũng bởi sữa mẹ mỗi người là hoàn toàn khác nhau, nhiệt độ phòng cũng khác nhau nên tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
Bảo quản sữa trong túi trữ sữa nghe chừng đơn giản mà lại không đơn giản phải không mẹ. Hãy ghi chú lại những điều cần thiết trên đây để đảm bảo cất trữ sữa chất lượng nhất cho bé yêu nhà mình nhé!
Xem thêm:
- Bình trữ sữa Medela có tốt không? Có nên mua bình chứa sữa Medela hay không?
- Top 5 Máy Tiệt Trùng Bình Sữa Cho Bé Bán Chạy Nhất 2020
- Review 2 loại máy tiệt trùng bình sữa sấy khô được tin dùng NHẤT hiện nay