Đóng kịch
Với một bộ đồ chơi các con thú mẹ có dạy cho bé biết chơi trò đóng kịch như một câu chuyện cổ tích đang xảy ra vậy, vừa chơi vừa kết hợp kể chuyện cho bé nghe. Ví dụ như: Có một bác Hổ đang đi dạo trong rừng, gặp một chú thỏ con….Nếu là bé gái có thể cho bé chăm sóc búp bê như bế búp bê đi dạo, ru búp bê ngủ hay cho búp bê ăn và ngồi cùng bàn ăn với gia đình. Dạy bé biết cách chăm sóc cũng như yêu thương thông qua các đồ vật như thú bông hoặc búp bê rất tốt cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Kéo-đẩy
Bé chưa biết đi và đang tập đi, bạn có thể giúp bé vừa chơi vừa tập bằng cách cho bé đứng dựa vào chiếc ghế nhựa hay thùng, hộp nhựa để bé vịn vào đó và đẩy chiếc ghế hay hộp di chuyển đồng thời chân bé cũng di chuyển theo. Hoặc trong lúc bé bám vào cạnh của chiếc hộp hay ghế để đứng mẹ có thể cầm cạnh kia và giữ thật chắc rồi từ từ kéo chiếc hộp về phía mình để bé có phản xạ níu lại khi bé kéo thì bạn nhẹ nhàng đẩy và ngược lại. Trò này giúp bé sớm biết đi hơn và tăng khả năng vận động cho bé.
Hoan hô
Có rất nhiều cách để chơi với hai bàn tay của bé và mẹ. Cho bé vỗ hai tay vào nhau hoặc để bé cầm tay mẹ khi bạn vỗ chúng vào nhau, để tay bé vỗ vào tay mẹ. Với trò chơi này bạn nên ngồi đối diện với bé, vừa hát vừa múa và các động tác về bàn tay cho bé xem.
Trốn tìm
Khi bé được hơn một tuổi khả năng nhận thức của bé rất phát triển mẹ có thể chơi trò trốn tìm với bé
Khi bé ngủ dậy mẹ nấp dưới chăn hay gối để bé thử phản xạ “tìm” mẹ xem thế nào, bé sẽ rất thích thú nếu “tìm” thấy mẹ, hoặc mẹ có thể cho bé nấp dưới khăn tắm lớn khi tắm, nấp dưới chăn rồi lại mở ra (mẹ chú ý đừng để bé nấp lâu quá bé sợ).
Để bé thêm thích thú, bạn có thể nhẹ nhàng cù con khi bé trốn và giả vờ kêu lên: “Ối, cái gì đây? Có phải chân của tôi không nhỉ?”. Qua trò chơi này, bạn dạy con biết rằng có những thứ dù bé không nhìn thấy nhưng vẫn có mặt ở đó. Để thay đổi một chút, bạn có thể choàng khăn tắm kín người bé và đưa con sang phòng khác. Bé sẽ vui mừng khi thò đầu ra và khám phá thấy những điều mới lạ.