Trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình nguyên nhân và cách khắc phục

0
11

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình lại khá phổ biến, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giấc ngủ của trẻ kéo dài bao lâu

Thời gian ngủ của trẻ sẽ khác nhau theo từng độ tuổi của bé:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) thường ngủ nhiều hơn. Trẻ có thể ngủ từ 14-17 tiếng/ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và các giấc ngủ ngắn ban ngày.
  • Còn với trẻ từ 1-3 tuổi thì trẻ cần ngủ khoảng 12-14 tiếng/ngày.
  • Trẻ thường có chu kỳ giấc ngủ ngắn hơn so với người lớn, khoảng 50-60 phút/chu kỳ. Do đó, trẻ dễ thức giấc hoặc giật mình hơn.
tre-ngu-khong-sau-giac-hay-giat-minh-1
Giấc ngủ đủ rất quan trọng với sức khỏe của trẻ

Nếu trẻ ngủ không sâu giấc hoặc hay giật mình trong thời gian dài, sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng sức khỏe của trẻ:

  • Chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Gây ra tình trạng cáu gắt, khó chịu, biếng ăn và mệt mỏi ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh trung ương còn non nớt và chưa hoàn thiện, do đó các phản xạ tự nhiên như giật mình khi ngủ rất thường gặp. Đây là phản xạ Moro – một phản xạ sinh lý bình thường xuất hiện trong những tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này, trẻ có chu kỳ giấc ngủ ngắn hơn người lớn, thường chỉ kéo dài khoảng 50 đến 60 phút. Khi chuyển từ giấc ngủ nông sang ngủ sâu, bé dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ từ bên ngoài như tiếng động, ánh sáng hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Môi trường ngủ của trẻ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Phòng ngủ quá ồn ào, ánh sáng quá chói hoặc nhiệt độ không phù hợp có thể khiến bé khó chịu và giật mình tỉnh giấc. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ nhỏ nên ở mức 26-28°C, không quá nóng cũng không quá lạnh. Thêm vào đó, việc sử dụng nệm, gối hoặc chăn không thoải mái cũng khiến bé không thể yên giấc.

tre-ngu-khong-sau-giac-hay-giat-minh-2
Trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình có thể từ nhiều nguyên nhân

Về mặt sức khỏe, tình trạng trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D có thể dẫn đến hiện tượng giật mình khi ngủ, đặc biệt là khi trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đây là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc rối loạn chuyển hóa canxi thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu hoặc bé bị ngạt mũi do cảm lạnh cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Với trẻ lớn hơn, tình trạng ngủ không sâu giấc có thể do gặp ác mộng hoặc hiện tượng hoảng sợ ban đêm, khiến trẻ tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại.

Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình

Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ

Để cải thiện giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ cần tạo ra một môi trường ngủ lý tưởng. Phòng ngủ của bé nên yên tĩnh, thoáng mát và có ánh sáng dịu nhẹ.

Giữ cho nhiệt độ phòng ổn định và mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi sẽ giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.

Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ có thể quấn khăn hoặc sử dụng túi ngủ để tạo cảm giác an toàn và hạn chế phản xạ giật mình.

tre-ngu-khong-sau-giac-hay-giat-minh-3
Đối với trẻ sơ sinh mẹ có thể dùng quấn ủ giúp bé đỡ giật mình

Về mặt sức khỏe, tình trạng trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D có thể dẫn đến hiện tượng giật mình khi ngủ, đặc biệt là khi trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Đây là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc rối loạn chuyển hóa canxi thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu hoặc bé bị ngạt mũi do cảm lạnh cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Với trẻ lớn hơn, tình trạng ngủ không sâu giấc có thể do gặp ác mộng hoặc hiện tượng hoảng sợ ban đêm, khiến trẻ tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại.

Cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình

Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ

  • Để cải thiện giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ cần tạo ra một môi trường ngủ lý tưởng. Phòng ngủ của bé nên yên tĩnh, thoáng mát và có ánh sáng dịu nhẹ.
  • Giữ cho nhiệt độ phòng ổn định và mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi sẽ giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.
  • Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ có thể quấn khăn hoặc sử dụng túi ngủ để tạo cảm giác an toàn và hạn chế phản xạ giật mình.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa quan trọng giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, trứng, phô mai và cá hồi sẽ giúp xương của trẻ chắc khỏe, đồng thời giảm thiểu tình trạng giật mình do thiếu canxi.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Ngoài ra, việc tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm cũng là cách bổ sung vitamin D tự nhiên rất hiệu quả.

Tạo thói quen ngủ khoa học cho bé

Thiết lập thói quen ngủ khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Cha mẹ nên tập cho bé ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc mỗi ngày, đồng thời duy trì các “nghi thức ngủ” như tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng hoặc kể chuyện trước giờ đi ngủ

Những hoạt động này sẽ giúp bé thư giãn, tạo cảm giác an toàn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Trong trường hợp bé khó ngủ vì đầy bụng hoặc khó tiêu, cha mẹ cần đảm bảo bé không ăn quá no trước giờ ngủ. Thời điểm lý tưởng là cho bé bú hoặc ăn nhẹ cách giờ đi ngủ khoảng 30-60 phút.

tre-ngu-khong-sau-giac-hay-giat-minh-4
Trước khi ngủ mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé

Theo dõi sức khỏe của trẻ

Nếu bé thường xuyên ngủ không sâu giấc, giật mình và có các biểu hiện bất thường khác như đổ mồ hôi trộm, còi xương, hay quấy khóc, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm mũi, nghẹt mũi, cảm cúm,… để bé ngủ ngon hơn.

– Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho bé.

Giấc ngủ chất lượng là chìa khóa vàng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình thường không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên mẹ cũng cần theo dõi và thăm khám kịp thời nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm.

Cha mẹ hãy chú ý cải thiện môi trường ngủ phù hợp, tạo thói quen ngủ tốt cho bé và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Không ít cha mẹ gặp phải tình trạng trẻ hay giật mình, ngủ không sâu giấc do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và nhạy cảm. 

Sữa Friso Gold Pro giải pháp tối ưu giúp bé êm bụng, tiêu hóa tốt và có giấc ngủ ngon hơn. Với công nghệ LockNutri độc quyền, Friso Pro bảo toàn cấu trúc đạm sữa tự nhiên, giúp đạm mềm, nhỏ và dễ tiêu hóa hơn. Điều này giúp bé hạn chế các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón những nguyên nhân phổ biến khiến bé khó chịu và ngủ không yên giấc.

tre-ngu-khong-sau-giac-hay-giat-minh-5
Sữa Friso Gold Pro giúp bé tiêu hóa khỏe, êm bụng, ngủ ngon giấc

Friso Gold Pro là dòng sữa tăng sức đề kháng và trí não cho bé được bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ độc quyền, giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru sẽ giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn và ít bị giật mình giữa đêm.`

Như vậy, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh bé ngủ không sâu giấc hay giật mình. Đảm bảo môi trường ngủ an toàn, thoải mái, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, và cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối sẽ hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu tình trạng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Bài viết liên quan: