Trẻ biếng ăn kéo dài gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ,… Vậy vì sao trẻ biếng ăn và mẹ phải xử lý như thế nào trong trường hợp này để giúp con ăn uống ngon miệng, tăng cân nhanh và phát triển toàn diện? Hãy tham khảo ngay thông tin và các mẹo bổ ích được giới thiệu dưới đây.
Nội dung chính
Trẻ biếng ăn là gì? Dấu hiệu “cảnh báo” con biếng ăn
Biếng ăn (lười ăn/chán ăn/picky eating) là hiện tượng trẻ ăn ít, không chịu ăn một số loại thực phẩm hay từ chối tất cả thức ăn dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.
Tình trạng trẻ biếng ăn thường gặp trong giai đoạn 1 – 6 tuổi với các biểu hiện dễ nhận thấy như:
- Trẻ ngậm thức ăn lâu, không chịu nhai nuốt.
- Trẻ chạy trốn, quấy khóc khi mẹ cho ăn.
- Trẻ ngậm chặt miệng, phun thức ăn, lắc đầu không cho mẹ đút.
- Trẻ mải chơi không tập trung vào ăn uống, chỉ ăn khi có người dỗ dành, năn nỉ, dọa nạt,…
- Lượng thức ăn/ngày ít hơn nhu cầu của trẻ theo tuổi.
- Trẻ ngày càng gầy yếu, chậm tăng cân, hay ốm vặt,…
Biếng ăn khiến trẻ gầy yếu hay ốm vặt
Vì sao trẻ biếng ăn?
Để hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn, lười ăn, trước hết mẹ cần nắm rõ thông tin về 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ đó là:
- Biếng ăn sinh lý: Tình trạng này xảy ra khi trẻ đang trong giai đoạn thay đổi thể chất như tập bò, tập đi, tập nói, mọc răng,… Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong 7-14 ngày.
- Biếng ăn tâm lý: Loại biếng ăn hình thành do tác động tiêu cực trong cách chăm sóc như la mắng, dọa nạt, ép ăn khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng kéo dài. Tình trạng biếng ăn này kết thúc khi tâm lý của trẻ ổn định lại.
- Biếng ăn bệnh lý: Loại biếng ăn này là triệu chứng khi bé mắc các bệnh lý như đau họng, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa,…Biếng ăn bệnh lý cải thiện chỉ khi các vấn đề sức khỏe được giải quyết.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn
Như vậy, đối với từng kiểu biếng ăn ở trẻ sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Loại biếng ăn | Nguyên nhân |
Biếng ăn sinh lý | Thường liên quan đến chế độ và thói quen ăn uống sai cách, thiếu khoa học như:
|
Biếng ăn tâm lý | Do một số việc tác động xấu đến tâm lý trẻ, từ đó gây ức chế bài tiết men tiêu hóa dẫn đến biếng ăn.
|
Biếng ăn bệnh lý | Do mắc một số bệnh khiến cơ thể trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, không có cảm giác thèm ăn, giảm vị giác và lười ăn hơn như:
|
Mẹo xử lý khi trẻ bị biếng ăn
Nếu mẹ đang thắc mắc “Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?” và “Làm thế nào để con hết biếng ăn, tăng cân nhanh?” thì đừng bỏ qua các mẹo hữu ích dưới đây.
Sữa cho trẻ biếng ăn
Đối với trẻ bị biếng ăn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại sữa phù hợp với tình trạng của con. Việc làm này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất mà còn giúp trẻ tiêu hóa khỏe, ăn ngon hơn:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con không bị chậm tăng cân, gầy yếu, suy dinh dưỡng.
- Bổ sung thêm các vitamin nhóm B, các dưỡng chất (Kẽm, tiền lợi khuẩn,…) giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Khi lựa chọn sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân, mẹ cần chú ý:
- Sữa cần có các thành phần tăng cường tiêu hóa cho trẻ như vitamin nhóm B, Kẽm, Sắt, chất xơ, tiền lợi khuẩn Bifidus (các loại đường Oligosaccharide, GOS), lợi khuẩn BB536,…
- Sữa phù hợp với độ tuổi để đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của con.
- Sữa của thương hiệu uy tín và được mua ở địa chỉ phân phối chính hãng để đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả khi sử dụng cho trẻ.
Morinaga là loại sữa xuất xứ từ Nhật Bản giúp cải thiện tốt chứng biếng ăn ở trẻ. Loại sữa này đang được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng và yêu mến gọi là Dòng sữa “rau” mát dạ cho bé. Bởi vì, Morinaga được nghiên cứu bổ sung rất nhiều thành phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa, kích thích bé ăn ngon như:
- Tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose, Raffinose, Duphalac, GOS)
- Gần 3 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536/100g
- Vitamin nhóm B
- Sắt
- Kẽm
- Canxi,…
Bên cạnh đó, Morinaga cũng có đủ 3 dòng sữa phù hợp với từng độ tuổi của bé như Hagukumi (dành cho trẻ 0-6 tháng), Chilmil (dành cho trẻ 6-36 tháng), Kodomil (dành cho trẻ trên 3 tuổi).
Sữa Morinaga giúp em ăn ngon, khỏe mạnh và cao lớn hơn
Trẻ bị biếng ăn nên bổ sung chất gì? 4 loại vitamin, khoáng chất cần thiết
Cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết, điển hình như vitamin nhóm B, Kẽm, Lysine, Canxi cũng khiến trẻ lười ăn, chán ăn. Chính vì vậy, mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng để xác định rõ bé đang thiếu hụt dưỡng chất nào và bổ sung kịp thời, đúng cách, đúng hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là vai trò và cách bổ sung các vitamin khoáng chất này cho bé mà mẹ có thể tham khảo:
1 – Kẽm: Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa enzym và hình thành tế bào niêm mạc ruột, thiếu vi chất này sẽ khiến trẻ dễ nổi cáu, mắc các bệnh tiêu hóa, hô hấp,…Mẹ có thể bổ sung Kẽm cho trẻ biếng ăn thông qua các thực phẩm như ngao, tôm, cua, ngũ cốc, thịt gà hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần Kẽm hữu cơ.
2 – Canxi: Canxi có vai trò xúc tác đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp bé nhanh đói, thèm ăn. Để bổ sung Canxi mẹ nên thêm các thực phẩm như sữa chua, pho mát, ngũ cốc, quả hạch, rau lá xanh vào thực đơn hằng ngày của bé. Hoặc mẹ có thể lựa chọn thực phẩm chức năng chứa Canxi hữu cơ đi kèm với D3,K2 (giúp tăng hấp thu Canxi).
3 – Lysine: Lysine là một acid amin thiết yếu kích thích enzym tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng. Cơ thể bình thường không tự tổng hợp được Lysine, khi thiếu chất này trẻ dễ bị biếng ăn, gầy yếu, chậm lớn. Mẹ có thể bổ sung Lysine cho bé thông qua sữa mẹ hoặc các thực phẩm giàu Lysine như trứng, thịt bò, tôm đồng, cá, đậu xanh, đậu nành, cà chua,…
4 – Vitamin nhóm B: Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B9, B12) rất cần thiết giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn. Các thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về lợi ích và cách bổ sung các loại vitamin nhóm B này:
-
- Vitamin B1: Vitamin này giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa năng lượng, tăng cảm giác thèm ăn. Mẹ nên cho bé ăn tăng thêm các thực phẩm chứa vitamin B1 như ngũ cốc nguyên cám (gạo, ngô, đậu đỗ), mồng tơi, rau dền, bí đỏ, cà tím, thịt nạc, cá, tôm,…
- Vitamin B6: Vitamin này tham gia vào cấu tạo enzym tiêu hóa, giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa đạm, đường và chất béo. Bổ sung vitamin B6 giúp trẻ cải thiện hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa tốt, giảm đầy bụng. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 mà mẹ nên cho bé ăn như cá hồi, cá ngừ, thịt bò, ức gà, cà rốt, cải bó xôi, bơ, chuối, đậu đỗ, gan,…
-
- Vitamin B9: Vitamin này có tác động tích cực đến tinh thần và cảm xúc của trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin B9 giúp bé luôn vui vẻ, thoải mái, ngăn ngừa chứng biếng ăn tâm lý. Các thực phẩm giàu vitamin B9 mẹ nên thêm vào thực đơn của bé như rau bina, súp lơ, đậu bắp, đậu nành, đậu xanh/đen, chuối, trứng gà, gan lợn,…
- Vitamin B12: Vitamin này giúp tăng sản xuất men tiêu hóa và nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó giúp trẻ cải thiện biếng ăn. Danh sách các thực phẩm giàu vitamin B12 cho trẻ biếng ăn gồm gan động vật, ngao, cá mòi, cá ngừ, trứng, thịt bò,…
Thực đơn cho trẻ biếng ăn khoa học
Một trong những biện pháp quan trọng giúp bé cải thiện biếng ăn là hãy đảm bảo thực đơn hằng ngày của bé khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
- Đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính: Khẩu phần ăn của bé cần có đủ các thực phẩm chứa tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Tỷ lệ 4 nhóm thực phẩm cân bằng: Mẹ cần cân đối tỷ lệ các nhóm dinh dưỡng hợp lý, ví dụ như thực phẩm bổ sung protein, chất béo nên có cả nguồn gốc động vật và thực vật.
- Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng: Mẹ nên tính toán, ước chừng lượng calo từ các món ăn để đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cơ thể bé cần mỗi ngày. Theo khuyến nghị, nhu cầu năng lượng của bé như sau 1200Kcal/ngày (đối với trẻ 1-3 tuổi), 1500Kcal/ngày (đối với trẻ 4-6 tuổi), 1850Kcal/ngày (đối với trẻ 7-9 tuổi).
- Chế biến đa dạng, trang trí đẹp mắt: Mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến, tránh lặp lại một món nhiều bữa, trang trí món ăn theo các hình thù dễ thương để kích thích sự tò mò, giúp bé thoải mái, hứng thú khi ăn và ăn nhiều hơn.
- Lựa chọn nguyên liệu phù hợp: Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm khó tiêu, ít năng lượng.
Rèn thói quen ăn uống cho trẻ
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học cũng là một mẹo hay giúp bé khắc phục tình trạng biếng ăn. Dưới đây là một số việc làm mẹ cần lưu ý phát huy và sửa đổi:
- Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày để trẻ dễ hấp thu hơn. Các cữ ăn nên cách nhau từ 3 đến 4 giờ và chỉ cho uống nước trong khoảng thời gian đó.
- Mẹ nên khuyến khích bé ngồi vào bàn ăn cho đến khi “mẹ” và “ba” no bụng, một đứa trẻ học cách ngồi kiên nhẫn có thể ăn tốt hơn.
- Mẹ nên rèn cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, ngay cả khi con chưa ăn đủ.
- Mẹ nên khen ngợi khi trẻ tự ăn và không nên lấy một lượng thức ăn cố định làm mốc để ép bé ăn đủ hoặc ngăn bé ăn quá nhiều.
- Mẹ không nên ép con ăn, không hù dọa mà thay vào đó nên động viên và tạo cho bé cảm giác thoải mái, vui vẻ khi ăn.
- Mẹ không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại hay cho bé nghịch đồ chơi khi ăn, bởi vì các việc làm này khiến bé mất tập trung ăn uống.
- Mẹ không nên mua chuộc trẻ bằng cách nói rằng mẹ có thể cho chúng thứ gì đó nếu chúng ăn xong, thay vào đó nên khen ngợi, cổ vũ con.
- Mẹ không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính, điều này sẽ giảm cảm giác đói và thèm ăn của bé.
Dùng thuốc cho trẻ biếng ăn
Thuốc cho trẻ biếng ăn thường được sử dụng trong trường hợp bé biếng ăn kéo dài do mắc bệnh lý. Mẹ không được tự ý dùng thuốc khi bé có biểu hiện biếng ăn mà cần cho con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác trẻ chán ăn do mắc bệnh lý gì và kê đơn các loại thuốc chuyên biệt.
Ví dụ, đối với trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa cần sử dụng đến thuốc kháng sinh, trường hợp nấm lưỡi cần dùng thuốc kháng nấm,…Chắc hẳn, mẹ đã từng nghe thấy hậu quả nghiêm trọng khi lạm dụng kháng sinh và tác dụng phụ của các loại thuốc, chính vì vậy hãy dùng thuốc đúng chỉ định của người có chuyên môn.
Ngoài ra, mẹ cần tránh hiểu lầm giữa thuốc và thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Một số loại siro cho trẻ biếng ăn hay cốm ăn ngon cho bé mẹ thường thấy trên thị trường hầu hết là thực phẩm chức năng. Việc sử dụng các sản phẩm này cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho trẻ, tránh lạm dụng khiến “tiền mất tật mang”.
Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn và đề xuất những mẹo hữu ích cải thiện tình trạng này. Hy vọng qua đây, mẹ có thể tìm ra cách giúp bé hết biếng ăn, tăng cân nhanh và phát triển toàn diện. Nếu mẹ cần tư vấn chi tiết mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng của bé, hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline 0916 434 429.
Xem thêm: