Chắc hẳn nhiều mẹ đã nghe tới phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Đây được xem như một phương pháp ăn dặm rất hay và khoa học. Mục tiêu chính của phương pháp này là luyện tập cho bé có một chế độ ăn hợp lý và có niềm vui trong bữa ăn. Với phương pháp ăn dặm của Nhật mẹ nên khuyến khích các tự cầm muống, thìa xúc thức ăn để tạo lập tính tự cho bé. Và điểm mấu chốt chính của phương pháp này là cho bé ăn theo nhu cầu.
Dưới đây sẽ là danh sách 50 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phù hợp theo từng độ tuổi của các bé, mọi người cùng tham khảo những thông tin dưới đây:
Nội dung chính
- 1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi
- 1.1 Cà rốt nghiền
- 1.2 Cháo bắp/Cháo ngô ngọt
- 1.3 Súp bánh mỳ sữa
- 1.4 Cháo đậu cô ve
- 1.5 Cháo rau chân vịt
- 1.6 Súp khoai tây sữa
- 1.7 Mỳ (Udon) nấu nước rau củ
- 1.8 Súp sữa bí đỏ
- 1.9 Thạch táo tươi
- 1.10 Nước đào với chanh
- 1.11 Thạch cà chua
- 1.12 Sữa chua dưa lưới
- 1.13 Tào phớ vị cam
- 1.14 Táo nghiền
- 1.15 Sữa đậu nành trộn chuối
- 1.16 Súp sữa chua dâu tây
- 1.17 Đậu hũ trộn nước cam
- 2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi
- 2.1 Cháo mận muối
- 2.2 Cháo cá thịt trắng và cà rốt
- 2.3 Cháo đậu cô ve và vừng đen
- 2.4 Sốt thịt gà băm nấu khoai môn
- 2.5 Cháo cá cơm lá dâu non
- 2.6 Khoai tây nghiền trộn gan gà
- 2.7 Cháo với tương bột (natto)
- 2.8 Khoai lang nghiền với patê gan
- 2.9 Súp miso nấu khoai tây
- 2.10 Đậu phụ nghiền nấu với nước sốt rau củ
- 2.11 Mỳ khoai lang
- 2.12 Bí đỏ nghiền trộn sữa
- 2.13 Súp bánh mỳ và táo
- 2.14 Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua
- 2.15 Bánh mỳ nghiền với nước cam và sữa
- 2.16 Đậu phụ với cà rốt và sữa ngô nghiền
- 2.17 Súp bánh mỳ phô mai
- 2.18 Bánh xốp đậu phụ
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi
- Ở độ tuổi này mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ ngày
- Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn bột ăn dặm
- Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước
- Chất đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
- Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)
=>> Lưu ý:
- Trong giai đoạn này mẹ chưa cần thêm muối vào thức ăn của bé, vì muối không tốt cho thận của trẻ. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ.
=>> Xem thêm: Lợi ích khó tin khi mẹ nấu nước mía cho bé ăn dặm?
- Một số loại thực phẩm như cá thu, tôm, cua, ốc, bạch tuộc, soba… có thể gây dị ứng cho trẻ vì vậy mẹ cũng nên hạn chế sử dụng trong giai đoạn này.
- Với những bé không chịu ăn, hay bỏ ăn mẹ cũng không nên ép bé ăn nhé. Mà hãy cho bé nghỉ 2- 3 ngày sau đó thử thay đổi những món mới để bé có cảm giác ngon miệng hơn.
Cà rốt nghiền
– Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
– Cách làm:
Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
Cháo bắp/Cháo ngô ngọt
– Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
– Cách làm:
Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.
Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
Súp bánh mỳ sữa
– Nguyên liệu
Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát
– Cách làm
Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.
Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.
Cháo đậu cô ve
– Nguyên liệu
Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
– Cách làm
(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
Cháo rau chân vịt
– Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
– Cách làm:
Rau chân vịt (rau cải bó xôi) rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Súp khoai tây sữa
– Nguyên liệu:
1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)
– Cách làm:
Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.
Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Mỳ (Udon) nấu nước rau củ
– Nguyên liệu:
20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.
– Cách làm:
(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p (2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.
Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm.
Súp sữa bí đỏ
– Nguyên liệu:
20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)
– Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p. Sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.
Thạch táo tươi
– Nguyên liệu:
1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.
-Cách làm:
Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm. Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.
Chú ý: Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon.
Nước đào với chanh
– Nguyên liệu:
1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.
– Cách làm
Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh là ok.
Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào không bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu không cần thiết.
Thạch cà chua
– Nguyên liệu:
1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh
– Cách làm
(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn (2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1 phút. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20 phút cho đông.
Chú ý: Nếu cà chua không chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường.
Sữa chua dưa lưới
– Nguyên liệu:
1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.
– Cách làm:
Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.
Chú ý: Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua.
Tào phớ vị cam
– Nguyên liệu:
1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.
– Cách làm:
Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.
Chú ý: Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn.
Táo nghiền
– Nguyên liệu:
1/4 quả táo
– Cách làm:
Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.
Chú ý: Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền.
Sữa đậu nành trộn chuối
– Nguyên liệu:
1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành
– Cách làm:
Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.
Chú ý: Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát.
Súp sữa chua dâu tây
– Nguyên liệu:
2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.
– Cách làm:
Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.
Chú ý: Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.
Đậu hũ trộn nước cam
– Nguyên liệu:
1 muỗng lớn nước cam (15 ml), 2 muỗng lớn đậu hũ non (30 ml)
– Cách chế biến: Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhuyễn, ray qua luới trộn với nước cam.
Dùng lọai nước cam dành cho em bé hoặc nước cam vắt pha loãng tỉ lệ 1:5.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi
- Ở giai đoạn này mẹ đã có thể ăn khoảng 2 bữa ăn dặm/ ngày.
- Lượng sữa sẽ giảm dần theo yêu cầu của bé.
- Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước
- Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
- Cháo : 40-80 gr (corn flake, macaroni, )
- Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại)
Cháo mận muối
– Nguyên liệu:
4 thìa cà phê cháo trắng, 1/4 quả mận muối (ô mai mận), 1 chút tỏi tây (?).
– Cách làm:
Nghiền cháo trắng cho nhuyễn. Mận muối bỏ hạt, nghiền nhuyễn, cho lên mặt cháo cùng với tỏi tây.
Chú ý: Làm mềm ô mai mận bằng cách ngâm quả ô mai trong nước nóng già khoảng 10p. Cách này cũng giúp quả ô mai bớt mặn.
Cháo cá thịt trắng và cà rốt
– Nguyên liệu:
50g cà rốt, 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng), 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô), 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn)
– Cách làm:
(1) Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .(2), Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm (3) Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nước dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.
Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nước lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh.
Cháo đậu cô ve và vừng đen
– Nguyên liệu:
1 thìa đậu cô ve luộc chín, 4 thìa cháo trắng, 1 thìa nước dashi (hoặc nước rau củ hay nước hầm xương đều được), vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.
– Cách làm:
Cho đậu cô ve vào nước dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.
Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được.
Sốt thịt gà băm nấu khoai môn
– Nguyên liệu:
(70g) khoai môn, 2 thìa thịt gà bằm, bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh), 2/3 cup nước dashi (100ml), 2 thìa hành lá bằm nhuyễn, nước tương (xì dầu) vừa đủ.
– Cách làm:
Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2 phút. Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nước đảo cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p). Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là ok.
Chú ý: Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt.
Cháo cá cơm lá dâu non
– Nguyên liệu:
4 thìa cà phê cháo 1:5, 1 thìa cá cơm, 1 ~ 2 lá dâu non
– Cách làm:
Cá cơm đun với 1 chút nước lá chè xanh để khử mùi, xong luộc chín nghiền nhuyễn. Lá dâu non cũng luộc chín, nghiền nhuyễn. Có thể để riêng cá và lá dâu thành 1 đĩa, cháo trắng để riêng 1 bát; hoặc trình bày theo kiểu cháo trắng múc trước, sau đó rắc lá dâu nghiền lên, cuối cùng là xúc 1 cá cơm để lên trên cùng, khi ăn thì trộn đều ăn hoặc từng thứ 1.
Chú ý: Có thể thay cá cơm bằng các loại cá thịt trắng: cũng hấp chín và nghiền tới độ thô bé ăn là ok.
Khoai tây nghiền trộn gan gà
– Nguyên liệu:
1/4 củ khoai tây (khoảng 20g), gan gà 20g, 10g cọng cải bó xôi, 1 chút bột năng, 1 thìa súp nước dùng gà, 1/2 thìa cà phê nước tương.
– Cách làm:
Khoai tây hấp chín làm nhỏ. Gan gà rửa sạch, trụng qua nước sôi già có đun chút gừng để khử mùi sau đó hấp chín, dùng dĩa/thìa làm nhỏ thì sẽ không có mùi nồng như xay.. Cọng cải bó xôi háp chín, lấy sống dao làm mềm rồi bằm nhỏ. Cho nước tương (xì dầu) vào nồi nước dùng gà, sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào, đun cho tới khi sôi bùng thì vặn lửa nhỏ, cho thêm bột năng cho sánh, đun thêm 1 đến 1,5 phút nữa thì tắt bếp.
Chú ý: Có thể cho thêm các loại rau củ khác tùy ý..
Cháo với tương bột (natto)
– Nguyên liệu:
1 thìa cà phê tương bột (natto), 4 thìa cà phê cháo 1:5
– Cách làm:
Cho tương bột vào 1 chén nước lọc lạnh, quậy nát ra rồi đổ vào nồi cháo, đun sôi lại là xong.
Chú ý: Có thể cho thêm rau để món cháo nhiều màu sắc bắt mắt hơn.
Natto là tên gọi của loại tương đậu nành dạng bột, giống như kiểu tương bần cả hạt của Việt Nam mình. Vì thế nếu mẹ nào cầu kỳ muốn cho bé ăn món này đúng thep hướng dẫn, thì có thể mua tương bần cả hạt, về vớt cái hạt ra rửa sạch cho bớt mặn rồi nghiền nhuyễn nấu cháo cũng sẽ được mùi vị gần tương tự.
Đơn giản, dễ ăn hơn là thay natto bằng đậu phụ. Có thể cho thêm chút xì dầu, chưng đậu phụ với xì dầu rồi dằm ra cho bé ăn cùng với cháo. Rau củ đi kèm thì đúng điệu nhất là củ cải hoặc cải thảo. Còn nếu không thì rau nào cũng được.
Khoai lang nghiền với patê gan
– Nguyên liệu:
40g khoai lang, 1 lòng đỏ trứng, 3 thìa cà phê (15ml) sữa (sữa bột), một chút pate gan và rau củ tùy thích.
– Cách làm:
Khoang lang gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bọc nilon thực phẩm, cho vào lò vi sóng hấp tới khi chín (khoai chuyển sang màu trong). Lấy ra để bay hết khói nghiền nhỏ. Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun ở lửa nhỏ khoảng 10p cho trứng chín, vừa đun vừa khuấy đều tay để tránh bị dính đáy nồi. Cho khoai lang nghiền + pate gan + rau củ (đã làm chín) vào, khuấy đều và điều chỉnh tới độ đặc vừa ăn của bé. Đun sôi lại thì tắt bếp, nhấc ra để nguội.
Chú ý: Có thể hấp khoai bằng nồi hấp cũng OK.
Súp miso nấu khoai tây
– Nguyên liệu:
4 lát khoai tây (khoảng 30g) , 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng
– Cách làm:
Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.
Chú ý: Khoai tây khi còn nóng sẽ dính và khó nghiền. Nên để nguội (bay hết khói) hẵng nghiền thì sẽ OK hơn.
Đậu phụ nghiền nấu với nước sốt rau củ
– Nguyên liệu:
3 thìa canh đậu phụ bìa, 20g thịt ức gà, 10g hành tây, 60ml nước dashi, ½ thìa cà phê bột năng, 1 chút nước xì dầu.
– Cách làm:
Hành tây luộc chín với nc dashi cho bớt hăng, bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. Ức gà bằm nhỏ, cho vào nấu cùng với hành tây và xì dầu ở lửa nhỏ từ 2 – 3 phút. Cho bột năng vào để làm sánh hỗn hợp. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ. Khi ăn thì rưới nước sốt lên đậu phụ.
Mỳ khoai lang
– Nguyên liệu:
40g mỳ (mỳ udon của Nhật), 10g khoai lang, 100ml nước dùng, một chút bột năng.
– Cách làm:
Mỳ luộc với nước dùng cho tới khi chín mềm (bấm nhẹ tay thấy nát). Khoai lang hấp chín, nghiền nhỏ, cho 1 chút bột năng cho sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ.
Chú ý: Khoai lang có thể hấp trong lò vi sóng cũng ok. Nhớ phải luôn gọt vỏ trước khi chế biến.
Bí đỏ nghiền trộn sữa
– Nguyên liệu:
40g bí đỏ, 1/4 thìa cà phê bơ (khoảng 1,5g), 30g sữa bột
– Cách làm:
Bí đỏ sơ chế sạch, thái lát mỏng, bọc nilon thực phẩm rồi hấp chín trong lò vi sóng khoảng 1 phút, sau đó nghiền tới độ thô bé ăn. Bơ cũng làm tan chảy, sữa pha theo đúng hướng dẫn rồi trộn với bí đỏ là xong.
Chú ý: Nên trộn bơ và sữa vào sau khi bí nguội bớt (bay hết hơi) thì sẽ không bị nhão.
Súp bánh mỳ và táo
– Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối (loại 12 lát cắt/bánh), 1/8 quả táo , 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà)
– Cách làm:
Bỏ phần riềm cứng của bánh mỳ, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mỳ nở mềm. Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mỳ nhuyễn tới độ thô bé ăn. Táo thái lát mỏng, háp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được.
Chú ý: Khi đun súp cần chú ý tới độ đặc để gia giảm nước dùng cho vừa.
Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua
– Nguyên liệu:
30 đậu phụ, 1 /6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)
– Cách làm:
Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.
Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.
Bánh mỳ nghiền với nước cam và sữa
Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối, 10 – 15ml nước cam, 60ml sữa
Cách làm:
Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, xé nhỏ, đun ở lửa nhỏ cho bánh mỳ nở đều. Cho sữa và nước cam vào, đun lửa nhỏ thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
Đậu phụ với cà rốt và sữa ngô nghiền
– Nguyên liệu:
2 thìa cà phê sữa ngô đóng hộp (corn cream), 30g đậu phụ, 10g cà rốt, một chút bột năng, 60ml nước dùng gà, một chút xì dầu (nếu thích)
– Cách làm:
Hấp cà rốt chín mềm bằng lò vi sóng. Trong lúc đó thì đun nước dùng gà với sữa ngô và xì dầu ở lửa nhỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhỏ cũng cho vào nồi sốt đang đun. Thêm chút bột năng cho sốt sánh. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ bày ra đĩa, rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô lên trên.
Súp bánh mỳ phô mai
– Nguyên liệu:
6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng, 10g phô mai
– Cách làm:
Bánh mỳ bỏ phần vỏ cứng, xé nhỏ đun với nước dùng cho mềm và nở trương. Phô mai cắt miếng nhỏ, cho vào đun cùng bánh mỳ ở lửa nhỏ trong 3 phút. Tắt bếp, đảo đều bánh mỳ và phô mai cho quyện với nhau là OK.
Chú ý: Nên chọn loại phô mai ít muối.
Bánh xốp đậu phụ
– Nguyên liệu:
20g đậu phụ, 1/2 lòng đỏ trứng, 60ml sữa, bột khoai tây (potato starch), một chút đường.
– Cách làm:
Cho lòng đỏ trứng, sữa và đường vào nồi, quậy tan thành hỗn hợp đồng nhất rồi đun lửa nhỏ cho tới khi hỗn hợp chín, khuấy thấy nặng tay. Cho tiếp bột khoai tây vào cho đặc. Đậu phụ dằm nhuyễn mịn, trộn với hỗn hợp trên rồi làm đông lạnh trong tủ lạnh.
Còn tiếp…!
(Nguồn: Tham khảo)