Tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ có đáng lo không?

0
1141

Theo thống kê của WHO, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra với những bé dưới 24 tháng tuổi, cụ thể là trẻ từ 6 -11 tháng.

1. Cách xác định tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ xuất phát từ tình trạng mất nước và điện giải. Sau 1 -2 ngày từ khi trẻ phát hiện bị tiêu chảy, tốc độ mất nước và điện giải quá nhanh sẽ khiến trẻ có thể bị suy tim và nguy hiểm tới tính mạng. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém làm trẻ bị sụt cân và gầy yếu. Tiêu chảy thời gian dài sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết. 

Vậy làm thế nào để phòng tránh chứng bệnh tưởng đơn giản mà vô cùng nguy hiểm này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo nguy cơ bị tiêu chảy cao ở trẻ em bú bình

2. Biện pháp phòng tránh tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy kéo dài là do tình trạng ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, vậy nên, biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả là cha mẹ hãy bảo vệ cho trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển tốt: 

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi, loại bỏ hoàn toàn thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn lên men chua như dưa, cà… 

– Sử dụng nước sạch để rửa tay trước khi cho trẻ ăn, chơi hay tiếp xúc với trẻ

Vệ sinh thân thể, tay chân cho con thường xuyên, cùng những đồ chơi mà con hay tiếp xúc. 

– Giữ trẻ tránh xa khỏi những nguồn lây nhiễm bệnh như phân của trẻ mắc tiêu chảy, vi khuẩn, virus gây bệnh… 

– Tiêm phòng Rotavirus, sởi…đầy đủ và đúng lịch.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo cầm & trị tiêu chảy tại nhà cho bé

3. Những phương pháp điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Dù đã chú ý kĩ càng đồ ăn, đồ dùng hàng ngày nhưng trẻ vẫn bị tiêu chảy thì cần điều trị ra sao và chú ý những gì? 

Bù nước và điện giải 

Trẻ cần được bù nước và điện giải ổn định trước khi điều trị dinh dưỡng. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần nhanh chóng bù nước và chất điện giải oresol bằng đường uống cho trẻ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc trẻ không hấp thu được glucose thì cần được bù nước bằng đường tiêm.

Cha mẹ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng oresol trước khi pha cho con uống. Nên để bé uống từ từ, có thể uống thay nước lọc. 

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể bù nước bằng cách uống nước cháo, nước cơm, nước cà rốt, nước dừa… Nếu trẻ không chịu uống oresol hoặc bị nôn mửa sau khi uống thì cha mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng mất nước của con để có hướng xử lý kịp thời.

Điều trị dinh dưỡng 

Giảm tạm thời lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn

Cung cấp đầy đủ các protein, vitamin giúp phục hồi tổn thương ở niêm mạc ruột và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân cho trẻ. 

Tránh các loại thức ăn thô, thức ăn nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp. 

Sử dụng gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu như bột, cháo hoặc súp.

Lưu ý: Khi trẻ vẫn còn đang bú mẹ ngoài các bữa cháo, súp cần cho trẻ bú nhiều hơn, mẹ không cần quá kiêng khem việc ăn uống, chỉ kiêng các thức ăn có nhiều đường nếu trẻ bị tiêu chảy phân bọt, nhầy và có mùi chua. Nếu sữa bò khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn thì hãy ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng sữa không có lactose. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Sữa NAN AL110 – Dinh dưỡng dành cho trẻ bị tiêu chảy và bất dung nạp Lactose

Điều trị bằng kháng sinh 

Khi tới bệnh viện khám, bé sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng. Đối với trường hợp bị tiêu chảy do virus gây ra thì việc sử dụng kháng sinh sẽ không có hiệu quả, do đó không cần sử dụng. 

Nguồn: trangphuclinh.vn

Xem thêm:

>>> Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

>>> Bé uống sữa glico có bị táo bón hay tiêu chảy không?