Tiêm phòng cho bé – Kids Plaza mách bạn những điều cần biết

0
6783

Các ba mẹ thân mến, thời tiết nhiệt đới gió mùa và môi trường khí hậu nóng ẩm là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành một quốc gia dễ lây lan và phát triển nhiều dịch bệnh theo mùa nhất. Và trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị mắc phải các căn bệnh này vì hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của các bé rất yếu. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, những căn bệnh này có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của các bé sau này, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của các bé. Là những bậc cha mẹ chúng ta phải chú ý quan tâm theo dõi tình trạng sức khỏe cho bé, để các bé được phát triển thể chất tốt nhất và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhằm phòng tránh cho bé mắc phải những căn bệnh dịch theo mùa, hoặc những căn bệnh không mong muốn.

Các bài viết liên quan:

tiem phong cho be 1

Tiêm phòng cho bé là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, giúp cơ thể của bé có sức đề kháng và kháng thể để chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm đồng thời làm giảm nguy cơ lây lan bệnh cho gia đình và cộng đồng.  Ngoài ra việc tiêm phòng cho bé đầy đủ không chỉ tạo sức đề kháng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn tránh nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ tàn tật, tạo điều kiện để trẻ phát triển thể chất và trí não một cách toàn diện.

tiem phong cho be 2

NHỮNG MŨI TIÊM CẦN THIẾT CHO BÉ THEO ĐỘ TUỔI

tiem phong cho be 3

Tiêm phòng cho bé sơ sinh:

  1. Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) phòng bệnh viêm gan B: càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh).
  2. Tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao: càng sớm càng tốt

Tiêm phòng cho bé từ 2 – 6 tháng tuổi:

  1. Tiêm vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 1 + uống vắc xin Bại liệt lần 1 : khi trẻ 2 tháng tuổi
  2. Tiêm vắc xin Bạch hầu- Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 2 + uống vac xin Bại liệt lần 2 : khi trẻ 3 tháng tuổi
  3. Tiêm vac xin Bạch hầu- Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 3 + uống vac xin Bại liệt lần 3 : khi trẻ 4 tháng tuổi
  4. Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

Tiêm phòng cho bé từ 6-12 tháng tuổi:

  1. Tiêm phòng cúm
  2. Tiêm vắc xin sởi: khi trẻ 9 tháng tuổi.

Tiêm phòng cho bé từ 18 tháng tuổi:

  1. Vắc xin tiêm nhắc bạch hầu – ho gà – uốn ván, viêm gan B
  2. Tiêm vắc xin sởi mũi 2

Tiêm phòng cho bé từ 1-5  tuổi:

  1. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản phòng bệnh viêm não Nhật Bản:
  • Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi
  • Mũi 2: 2 tuần sau mũi 1
  • Mũi 3: 1 năm sau mũi 2
  1. Tiêm vắc xin phối hợp Sởi- Quai bị -Rubella:
  • Mũi 1: khi trẻ 13-15 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi trẻ 4-6 tuổi
  1. Tiêm vắc xin phòng Thủy đậu: khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
  2. Tiêm phòng não mô cầu AC : khi trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  3. Vắc xin tả phòng bệnh tả: Cho trẻ uống 2 liều khi trẻ từ 2-5 tuổi (lần 2 sau lần một 2 tuần)

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO BÉ

tiem-phong-cho-be 4

  1. Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
  2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  3. Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
  4. Các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu,… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.
  5. Sau khi tiêm phòng cho bé xong, mẹ không nên đưa bé về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ. Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa bé về nhà nhưng vẫn cần chú ý tiếp tục theo dõi xem bé có các biểu hiện sau không: có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.
  6. Ngoài những đợt tiêm phòng cần thiết cho bé theo độ tuổi, bạn vẫn có thể  cho bé đi tiêm phòng trong các trường hợp sau:
  • Bé bị đau, đỏ hay sưng ở vị trí tiêm phòng sau lần tiêm phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván trước. hoặc bị sốt dưới 40,5 độ sau lần tiêm phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván trước.
  • Bé đang mắc bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy nhẹ mà không sốt.
  • Bé đang hồi phục từ một bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho, hay tiêu chảy.
  • Bé bị suy dinh dưỡng
  • Bé đang mọc răng
  • Gia đình có tiền sử co giật hay mắc Hội chứng đột tử nhũ nhi.
  1. Nên hoãn tiêm phòng cho bé trong các trường hợp sau:
  • Trẻ đang sốt, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, tiêu chảy, sởi…
  • Trẻ mới khỏi bệnh các bệnh trên và đang trong thời kỳ hồi sức,
  • Trẻ đang bị bệnh ngoài da, có mủ hoặc bệnh chàm ngoài da (Eczema).
  • Trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, bệnh thận …

Trên đây là bài viết tổng hợp một số thông tin và những vấn đề cần lưu ý trong việc tiêm phòng cho bé, các ba mẹ chú ý những thông tin quan trọng để đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ và đúng cách. Kids Plaza xin chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!