Với những mẹ bầu thì sự phát triển từng ngày, từng tuần của thai nhi như nào luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào? và những lưu ý giúp mẹ bầu có thêm thông tin ở giai đoạn này.
Nội dung chính
Giải đáp thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào?
Thường giai đoạn mang thai sẽ kéo dài 9 tháng 10 ngày (khoảng 40 tuần). Tuần 39 của thai kỳ là giai đoạn thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Lúc này, cả mẹ và bé đang trải qua những thay đổi cuối cùng để chuẩn bị cho khoảnh khắc đặc biệt nhất. Thai nhi tuần thứ 39 gần như đều có sự phát triển hoàn thiện về các cơ quan
Sự hoàn thiện của các cơ quan
Thai nhi ở tuần 39 đã đạt đến mức độ phát triển hoàn chỉnh. Các cơ quan như phổi, gan, thận và hệ tiêu hóa đều đã sẵn sàng hoạt động sau khi bé ra đời. Đặc biệt, phổi đã sản sinh đủ chất hoạt động bề mặt (surfactant) để hỗ trợ bé tự thở khi chào đời.
Cân nặng và chiều dài thai nhi
Cân nặng trung bình của thai nhi vào khoảng 3-3,5kg và chiều dài từ 48-52cm. Tuy nhiên, số liệu này có thể khác nhau tùy thuộc vào yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của mẹ.
Lớp mỡ dưới da tăng dần
Thai nhi tiếp tục tích lũy lớp mỡ dưới da để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi sinh. Da bé ngày càng mịn màng hơn, lớp lông tơ hầu như đã biến mất, chỉ còn sót lại ở một số khu vực như vai hoặc lưng.
Hoạt động của thai nhi
Không gian trong tử cung đã trở nên chật hẹp hơn, vì vậy bé ít di chuyển hơn nhưng vẫn duy trì những cú đạp hoặc cựa mình nhẹ nhàng. Mẹ cần theo dõi chuyển động của bé mỗi ngày để đảm bảo thai nhi vẫn khỏe mạnh.
Hệ thần kinh và não bộ
Não bộ và hệ thần kinh của bé tiếp tục phát triển, đặc biệt là các kết nối thần kinh để chuẩn bị cho khả năng học hỏi và phát triển sau khi sinh.
Ngôi thai đã ổn định
Phần lớn thai nhi tuần 39 đã quay đầu xuống dưới (ngôi thai thuận), sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngôi thai bất thường (ngôi mông hoặc ngôi ngang), mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch sinh phù hợp.
Tham khảo:
- Chuyển dạ có mấy giai đoạn? 5 dấu hiệu chuyển dạ, sinh nở mẹ cần biết
- Danh sách những mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh hiệu quả
- Chuyển dạ kéo dài là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Những lưu ý quan trọng trong mang thai tuần 39
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ này thì mẹ cần chú ý:
– Theo dõi và nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện như: các cơn gò tử cung, dịch nhầy hồng, vỡ ối.
– Tuần 39, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi do trọng lượng thai nhi và áp lực lên các cơ quan. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.
– Chuẩn bị sẵn giỏ đồ đi sinh bao gồm: quần áo cho mẹ và bé, tã, khăn, đồ dùng vệ sinh cá nhân và các giấy tờ cần thiết như sổ khám thai, bảo hiểm y tế.
– Theo dõi sức khỏe hàng ngày nếu mẹ gặp các dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội, mờ mắt, sưng phù nghiêm trọng hoặc không cảm nhận được thai máy trong nhiều giờ, cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.
– Luyện tập hít thở đúng cách giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau và tiết kiệm năng lượng trong quá trình chuyển dạ.
– Giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân.
Ngoài những lưu ý trên thì giai đoạn tuần thứ 39 người mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng tránh ăn quá no để tránh cảm giác đầy bụng và khó chịu. Mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa bầu để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như sữa bầu Friso.
Sữa bầu Friso Gold Mum với công thức đặc biệt bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Với thành phần bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón ở bà bầu. Bổ sung vitamin B và magie giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi giai đoạn cuối thai kỳ. Sữa có vị vani và hương cam rất dễ uống.
Qua bài viết trên mẹ đã có thể biết thai nhi tuần 39 phát triển như thế nào? cũng như một vài lưu ý mà mẹ nên biết. Để giúp mẹ theo dõi sức khỏe và sự phát triển hàng ngày của em bé trong bụng. Giai đoạn này mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ.
Bài viết liên quan:
- Mách mẹ bí quyết chọn thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé
- Nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc và cách khắc phục triệt để
-
Trẻ quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân phải làm sao?