Thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào? Cần kiểm tra những gì?

0
9

Tuần 33 đánh dấu sự hoàn thiện đáng kể của thai nhi, khi bé đã phát triển mạnh mẽ về thể chất và các chức năng cơ quan. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến việc kiểm tra sức khỏe để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ. Dưới đây là những thông tin khi thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào? để mẹ bầu có thể theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào?

thai-nhi-33-tuan.jpg
Thai nhi tuần 33 phát triển hệ xương cứng cáp hơn

Giai đoạn 33 tuần thai nhi đã có nhiều sự phát triển vượt bậc như:

Kích thước và cân nặng

Thai nhi ở tuần 33 thường nặng khoảng 1,8-2kg và dài khoảng 38-43cm tính từ đầu đến gót chân. Bé tiếp tục tăng trưởng về kích thước và tích lũy mỡ dưới da để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.

Hệ xương và cơ bắp

Hệ xương của thai nhi ngày càng cứng cáp hơn, tuy nhiên xương hộp sọ vẫn còn mềm để dễ dàng thích nghi trong quá trình sinh nở. Cơ bắp của bé phát triển mạnh mẽ, giúp bé thực hiện các chuyển động như đạp, xoay người và nắm tay.

Phổi

Phổi của thai nhi tiếp tục trưởng thành, chuẩn bị cho khả năng tự thở sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu sinh non ở tuần 33, bé vẫn cần hỗ trợ để duy trì hô hấp vì phổi chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ.

Não bộ và giác quan

Não bộ phát triển vượt bậc, các nếp nhăn và rãnh não ngày càng rõ ràng. Thai nhi ở giai đoạn này có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối, nghe rõ âm thanh bên ngoài và thậm chí phản ứng với giọng nói của mẹ.

Lớp mỡ dưới da

Lớp mỡ dưới da tiếp tục tích lũy để bảo vệ và giữ ấm cơ thể. Lông tơ (lanugo) bắt đầu rụng dần, chỉ còn lại một lượng nhỏ ở một số vùng như vai hoặc lưng.

Tư thế thai nhi

Phần lớn thai nhi tuần 33 đã quay đầu xuống dưới (ngôi thuận) để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa quay đầu, mẹ không cần quá lo lắng vì bé vẫn còn thời gian để thay đổi tư thế.

Tham khảo:

Tuần 33 của thai kỳ mẹ cần theo dõi những gì?

Siêu âm định kỳ

Siêu âm mẹ bầu ở tuần 33 giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, bao gồm:

  • Cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu của bé.
  • Lượng nước ối và vị trí của nhau thai (nhau bám thấp, nhau tiền đạo,…).
  • Tư thế của thai nhi và vị trí dây rốn.
  • Siêu âm cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường, nếu có, để có biện pháp can thiệp kịp thời.
su-phat-trien-thai-nhi-tuan-33-2.jpg
Tuần 33 mẹ nên đi thăm khám và theo dõi nhịp tim của thai nhi

Theo dõi tim thai

Tim thai sẽ được theo dõi để đảm bảo nhịp tim ổn định, thường dao động từ 120-160 nhịp/phút.

Theo dõi cân nặng của mẹ

Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng của mẹ bầu để đảm bảo mẹ tăng cân đúng chuẩn, tránh nguy cơ thiếu cân hoặc thừa cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Xét nghiệm máu và nước tưởi

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá nồng độ hemoglobin để kiểm tra tình trạng thiếu máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra protein niệu, đường niệu để phát hiện các nguy cơ như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật

Mẹ bầu cần được đo huyết áp và kiểm tra các triệu chứng như phù nề, nhức đầu hoặc hoa mắt, đây là các dấu hiệu của tiền sản giật cần được theo dõi cẩn thận.

Kiểm tra cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung sinh lý (Braxton Hicks) có thể xuất hiện thường xuyên hơn trong tuần 33. Bác sĩ sẽ kiểm tra và phân biệt giữa cơn gò giả và dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Những lưu ý trong giai đoạn mang thai 33 tuần 

Dinh dưỡng

Mẹ cần tiếp tục bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị năng lượng cho quá trình sinh nở. Đặc biệt giai đoạn này thai nhi cũng phát triển mạnh mẽ vì vậy mẹ cần nguồn dinh dưỡng lớn đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi. 

Sữa bầu là một lựa chọn phổ biến, vì chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, sắt, axit folic, DHA và các loại vitamin khác. Sữa bầu Friso Gold mum bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như Axit Folic giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Thành phần DHA hỗ trợ phát triển trí não và thị giác.Canxi và Vitamin D giúp hình thành và phát triển xương chắc khỏe.

su-phat-trien-thai-nhi-tuan-33-3.jpg
Sữa bầu Frisomum bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và em bé

Thành phần Prebiotic và Probiotic giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt chỉ số đường huyết thấp (GI = 25) giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi.

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bầu để cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau lưng.

Chuẩn bị đồ dùng đi sinh

  • Bắt đầu chuẩn bị giỏ đồ đi sinh với các vật dụng cần thiết cho mẹ và bé.
  • Tham gia các lớp học tiền sản để học kỹ thuật thở và cách rặn đẻ đúng.

Tuần 33 là thời điểm quan trọng khi thai nhi gần hoàn thiện và sẵn sàng cho những bước chuẩn bị cuối cùng để chào đời. Việc theo dõi sức khỏe của mẹ và bé qua các kiểm tra định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, sẽ giúp mẹ bầu trải qua giai đoạn này một cách an toàn và thoải mái.

Bài viết liên quan: