Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ:
Trẻ uống ít nước
Trẻ ăn ít rau quả, không đủ số lượng quy định theo yêu cầu
Uống sữa bột
Do các nguyên nhân bệnh lý khác
Yếu tố tâm sinh lý: trẻ sợ bẩn, sợ hôi thối, không tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ
Trẻ thường xuyên nhịn đi ngoài
Như thế nào được xem là trẻ bị táo bón:
Táo bón là khi trẻ đi tiêu phân rắn, khô, nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón. Đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 2 – 3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít, khô, đau rát đỏ hậu môn thì vẫn gọi là táo bón.
Tác hại của táo bón
Làm bé đau do nứt hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi tiêu
Trẻ bị táo bón càng lâu phân càng cứng và khô hơn, khiến bé phải gắng sức dễ làm rách hậu môn gây chảy máu và đau đớn hơn thế còn làm cho bé cảm giác sợ đi ngoài hơn.
Tình trạng trên lặp đi, lặp lại cứ thế, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian thường gọi là ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng.
Cách khắc phục:
Nếu bé bị nặng thì phải tháo phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện) – duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy TB đã lâu hay mau, nói chung thường mất vài tháng) – điều chỉnh hành vi và lối sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc đẩy đã kể ở trên).
Cần bổ sung nước uống cho trẻ, phải cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày
Bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau củ khoai lang, mồng tơi, rau dền
Ăn các loại quả chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt.
Trẻ ăn sữa bò bị táo bón cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút. Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, khi người mẹ bị táo bón cần ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tập thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn, trẻ lớn cần vận động, tránh ngồi quá lâu, thì tình trạng táo bón của trẻ sẽ được khắc phục.
Cha mẹ cần tập trẻ đi tiêu thành thói quen, vào đúng giờ giấc. Nên chọn thời gian thuận tiện, tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu.
Trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò, sữa công thức. Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp thông dụng, những loại sữa giàu chất xơ có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp bé tăng cường chức năng miễn dịch trong ruột và hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột. Cần điều trị các bệnh đi kèm như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Nguồn: suckhoedoisong.vn