Tắc tia sữa – nỗi “ám ảnh” của các mẹ

0
9285

Tắc tia sữa luôn là nỗi sợ hãi của các sản phụ, tuy nhiên tại sao lại bị tắc tia sữa thì nhiều mẹ không biết. Hôm nay Kids Plaza xin giải đáp các thắc mắc cho các mẹ.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là khi đường liên thông của tuyến sữa bị tắc, nó có thể tắc ở vị trí ngay đầu núm vú hoặc dọc đường giật sữa đến gần nang sữa.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tắc tia sữa là do các bé có khớp ngậm vú không đúng, gây viêm đầu núm, từ viêm đầu núm vú sẽ dẫn đến hẹp và tắc tia sữa. Cũng có thể một vài nguyên nhân khác như: Mẹ hãy bị căng thẳng, stress, tư thế cho con bú sai, trấn thương vú,…

tac-tia-2

 

Ngoài tắc tia sữa, các sản phụ còn hay gặp những bệnh lý gì ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ?

Trong thời kỳ nuôi con, ngoài tắc tia sữa còn rất nhiều bệnh liên quan đến vú mà chị em sản phụ mắc phải. Đầu tiên là phải kể đến hiện tượng nứt đầu ti, viêm, chảy máu ở vú,….Có rất nhiều sản phụ cho bé ngậm, ty không đúng cách, sử dụng máy hút sữa không đúng công suất, do quá trình nặn bóp bằng tay không đúng cách cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ!

Bênh lý 2: Sau 3 ngày sau sinh, bà mẹ đã bắt đầu có sữa trưởng thành về mà không cho bé bú ngay được từ thời kỳ đầu sau sinh sẽ gây ứ tắc rất nhanh, cương và đau cả bầu vú.

Bệnh lý 3: Bệnh lý này hay được hặp có các bà mẹ cho con bú là tắc sữa và viêm tắc tuyến sữa. Có hai nhóm bệnh: tắc tuyến sữa mà không bị vi khuẩn xâm nhập và viêm tuyến sữa có vi khuẩn hay còn gọi là viêm vú và áp xe vú.

Có một số bênh lý khác như: lao tuyến vú hoặc ung thư vú,…

Hậu quả của tắc tia sữa?

Hậu quả của việc tắc tia sữa sẽ phụ thuộc vào số lượng tia sữa bị tắc ( diện tích vùng bị chi phối ) nếu vùng bị chi phối nhỏ thì sẽ làm bạn đau và nổi cục chứ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra của mẹ.

Nếu vùng tắc lớn thì nó sẽ làm giảm lượng sữa của mẹ. Khi bị viêm tắc tuyến sữa thì cơ thể của mẹ sẽ có một yếu tố chống viêm làm thay đổi vị của sữa, làm sữa có vị đậm, hơi mặn hơn so với thông thường. Nên nhiều bé nhạy cảm sẽ nhận ra, không thích và từ chối bú.

tac-tia-1

 

Mẹo trị dân gian có hiệu quả không?

Trong dân gian thường đưa ra một vài biện pháp để chữa tắc tia sữa mà không có cơ sở khoa học nào. Cho nên nhiều mẹ áp dụng sẽ có hiệu quả, nhưng những mẹ áp dụng có những tổn thương vú cho mẹ.

Có khá nhiệu loại thuốc dân gian như: Bồ công anh, chinh nữ hoàng cung,….đắp có tác dụng làm giảm sung, giảm nề nhiều hơn là thông nút tắc tuyến sữa. Có một số loại lá còn có thể gây bỏng, gây viêm tổn thương da nên các các mẹ hạn chế sử dụng.

Một số mẹ sau khi sử dụng các loại lá này thông được, nhưng nguyên nhân tuyến sữa được thông chủ yếu là do lực hút của bé làm bung cái nút tắc tuyến sữa ra. Chứ không phải là do các loại lá nói trên.

Cách phát hiện tắc tia sữa sớm?

Sau khi cho bé bú hoặc sau khi hút sữa xong, một vùng ngực nào đó bị đau nhức hay mẹ cảm thấy bị tức ngực mặc dù sờ tay vào đó không cảm thấy các khối tắc. Muộn hơn ta sẽ thấy vùng khối sữa bị ứ tắc bị sung đỏ và tấy đỏ,…trong vài trường hợp các mẹ có thể bị sốt, mệt mỏi, nhức đầu…khi gặp những dấu hiệu trên các mẹ nên đến cơ sở y tế để khám chữa.

Phòng ngừa tắc tia sữa:

Mẹ cần cho bé bú đúng giờ, mỗi lần bú khoảng 10 – 15 phút là đủ, không cho bé ngậm đầu ti khi ngủ. Mỗi lần cho bé bú phải bú hết sạch thì mới đổi sang bên kia, nếu bé bú không hết thì mẹ hãy vắt sữa ra ngoài.

Mỗi lần cho bú, mẹ cần giữ sạch đầu vú, nhất là các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú mẹ phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong phải lau sạch núm. Nếu khi mẹ vắt sữa thấy 1 tai nào bị tắc hay chảy không thành tia thì phải xoa nhẹ vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông sữa khi cho bú hoặc sử dụng máy hút sữa thường xuyên sẽ tránh được việc tắc tia sữa.

Các mẹ nhớ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng sữa và các chất xơ từ rau quả, hạn chế các chất béo bão hòa…

TOP 5 SẢN PHẨM HỘ TRỢ TẮC TIA SỮA Ở MẸ

Có thể các mẹ quan tâm: Máy hút sữa Medela