Việc hâm sữa mẹ vừa giúp làm ấm vừa đảm bảo các dưỡng chất được giữ nguyên vẹn tốt cho sức khỏe bé. Vậy sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Cách hâm nóng sữa như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây cha mẹ nhé!
Nội dung chính
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có thể làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa, đồng thời bé sử dụng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy,….
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ nên hâm lại sữa mẹ theo khoảng thời gian sau:
- Nếu sữa mẹ được bảo quản nhiệt độ phòng thì thời gian hâm nóng là 3 – 5 phút.
- Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát thì thời gian sẽ là 6 – 8 phút.
- Nếu sữa mẹ rã đông thì cần hâm nóng trong 10 phút.
Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Câu trả lời CÓ, hâm sữa quá lâu khiến sữa mất dinh dưỡng, bé dễ bị bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian hâm sữa như:
- Lượng sữa càng nhiều thì thời gian hâm nóng sẽ càng dài. Ví dụ bịch sữa 200ml cần thời gian 5 – 7 phút, bịch 400ml cần khoảng thời gian 7 – 10 phút.
- Chất liệu bình sữa: Bình thủy tinh cần thời gian hâm nóng dài hơn so với bình nhựa. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lưu ý chọn bình sữa silicon hoặc túi trữ sữa, không chứa các chất độc như BPA, BPS,… đảm bảo an toàn cho bé.
- Sữa có nhiệt cao sẽ có thời gian hâm nóng nhanh hơn và cần ít thời gian hơn so với sữa đã được bảo quản trong ngăn mát, ngăn đông tủ lạnh.
Sữa mẹ để trong ngăn đông cần thời gian hâm nóng lâu hơn so với sữa bảo quản ngăn mát.
Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách
Sau khi giải đáp câu hỏi “Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách.
Tùy vào từng cách bảo quản sữa sẽ có những cách hâm nóng sữa khác nhau. Ngoài ra, để tiện lợi và đảm bảo an toàn cho bé, chúng tôi khuyên cha mẹ nên sử dụng máy hâm sữa. Cha mẹ có thể tham khảo các dòng máy hâm sữa bán chạy và được đánh giá cao tại Kidsplaza.vn.
Mua hàng tại Kidsplaza, cha mẹ có thể an tâm về chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành cũng như tận hưởng mức giá tốt đi kèm nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Cách hâm nóng sữa mẹ để nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh
Cha mẹ lưu ý khi hâm nóng sữa ở nhiệt độ thường hoặc sữa để ngăn mát tủ lạnh không được lắc mạnh. Thay vào đó hãy lắc nhẹ nhàng để đảm bảo các dưỡng chất trong sữa mẹ được phân bổ đều.
Cha mẹ hãy đặt bình sữa hoặc túi sữa vào khay, sau đó đổ nước vào khoang máy đạt mức tiêu chuẩn và hâm trong khoảng 3-5 phút. Khi quá trình hâm nóng kết thúc, hãy lấy bình sữa ra và kiểm tra lại nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú.
Nếu cha mẹ chọn phương pháp hâm sữa bằng nước ấm, hãy đặt sữa vào bát nước ấm khoảng 40 độ và để trong vòng 5 phút. Sau đó, lắc nhẹ bình sữa để sữa ấm đều hơn.
Hâm sữa ở 40 độ sẽ giữ nguyên được các dưỡng chất trong sữa.
Cách hâm nóng sữa mẹ rã đông
Sữa mẹ được bảo quản trong tủ đá có thể giữ được từ 3 đến 6 tháng và nó ở dạng rắn. Do đó, trước khi hâm sữa, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cha mẹ nên chuyển sữa từ tủ đá xuống ngăn mát để rã đông trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng cho đến khi sữa chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng. Nếu cần rã đông sữa gấp, cha mẹ có thể đặt túi sữa dưới vòi nước chảy.
- Bước 2: Lắc nhẹ các túi sữa đã chuyển sang dạng lỏng để đảm bảo các lớp sữa được hòa quyện đều. Sau đó, cha mẹ chuẩn bị nước ấm để hâm sữa, đặt túi sữa hoặc bình sữa trực tiếp vào máy.
- Bước 3: Sau khoảng từ 5 đến 7 phút hâm hoặc ủ, cha mẹ có thể cho bé bú sữa.
Lưu ý quan trọng khi hâm nóng sữa mẹ
Không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ cách hâm sữa mẹ đúng cách. Do đó, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho bé.
- Trước khi hâm sữa, cha mẹ hãy kiểm tra màu sắc, mùi vị và thử nếm sữa. Nếu sữa có mùi hôi hoặc vị lạ, hãy loại bỏ ngay lập tức.
- Chỉ hâm sữa một lần để kích thích vị giác và bảo vệ hệ tiêu hóa của bé. Tránh hâm đi hâm lại sữa nhiều lần làm biến chất và mất đi hương vị.
- Cho bé sử dụng sữa trong vòng một giờ sau khi hâm. Nếu sữa còn thừa sau cữ bú, cha mẹ hãy bỏ đi.
- Hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C, không hâm ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp để đảm bảo giữ được lượng dưỡng chất trong sữa.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi “Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không? Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách và lưu ý khi hâm nóng.” Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho cha mẹ để bé có các cữ sữa ngon miệng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn.
Xem thêm: