Sự thật “khó tin” về vắt và bảo quản sữa mẹ

0
2856

Có rất nhiều sự thật bất ngờ xung quanh việc vắt sữa và bảo quản sữa mẹ mà ít người nghĩ tới. Một điều rất tuyệt vời là nếu biết vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo hầu hết các chất dinh dưỡng trong đó và vẫn tốt hơn sữa công thức. Dưới đây là một số sự thật các mẹ cần biết.

1. Sữa mẹ vừa vắt ra có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng (26 độ C) từ 6-8 giờ

Nếu nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C, sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong vòng 6-8 giờ đồng hồ. Với nhiệt độ cao hơn, vi khuẩn có thể phát triển nhanh mạnh hơn, sữa mẹ vắt ra để được tầm 3-4 giờ.

2. Sữa mẹ vừa vắt ra có thể để được ít nhất 72 giờ trong tủ lạnh

Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh ít nhất 72 giờ đồng hồ. Cách bảo quản tốt nhất là để sữa mẹ vắt ra rồi để trên ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh. Không được để sữa mẹ ở cánh tủ lạnh – nơi ít lạnh nhất.

3. Sữa mẹ vắt ra để được đến 6-12 tháng trong tủ đông đá (-20 độ C)

Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng biệt với ngăn lạnh (-18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (khoảng -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (-20 độ C).
Trong quá trình sữa mẹ vắt ra để đông trong tủ lạnh, các tế bào bạch cầu và hàm lượng vitamin C bị giảm đi nhưng tổng lượng protein, các enzim, chất béo, đường lactose và các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác đều được đảm bảo.

030bdc1408524565b1867571400652

4. Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể thêm vào cùng sữa mẹ đã vắt trước đó

Tốt nhất là không nên thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã vắt và để đông trong tủ lạnh để tránh trường hợp sữa mới vắt làm ấm lại sữa đã để tủ trước đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn đang bị tủ lạnh vô hiệu hóa bỗng “thức tỉnh”. Nếu mẹ vẫn cần cho thêm vào, nên làm lạnh sữa mẹ mới vắt rồi mới thêm chung vào sữa mẹ đã vắt để tủ lạnh trước đó.

5. Một số sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh thì có… mùi

Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh có mùi tanh, kim loại, thậm chí là mùi của xà phòng. Điều này không có nghĩa là sữa mẹ đã bị hỏng. Đa phần nguyên nhân là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra khi để vào tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ khó chịu. Mẹ có thể khắc phục bằng cách sau:
Hâm nóng sữa mẹ vắt ra đến 72 độ trong vòng 2 phút ngay sau khi vắt để ngăn chặn sự hoạt động của enzim lipase. Tiếp theo, nhanh chóng làm lạnh sữa mẹ vắt ra bằng cách đặt ly sữa đó vào trong một bát nước đá. Sau đó, sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh như bình thường. Lưu ý là cách làm này có thể làm cho một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc tiêu diệt nhưng vẫn tốt hơn so với việc phải bỏ sữa đi.

6. Không nên hâm nóng sữa mẹ đã vắt ra bằng lò vi sóng

Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn. Do đó, không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.

Các mẹ nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, hoặc hâm nóng bằng các máy hâm nóng sữa. Trẻ sơ sinh có thể từ chối uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, nhưng sữa này không có hại.

7. Không dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé không uống hết

Khi bé uống sữa mẹ đã vắt ra, một lượng lớn vi khuẩn từ miệng bé đã phát triển trong sữa. Vì thế, mẹ đừng vì tiết kiệm chúng mà dùng lại lượng sữa thừa đã chứa đầy vi khuẩn, chúng sẽ làm hại đến bé.

8. Không nhất thiết phải làm ấm sữa mẹ đã vắt ra

Một số bé có thể uống sữa mẹ vắt ra ở nhiệt độ phòng, mát hoặc ấm. Điều này phụ thuộc vào sở thích của từng trẻ, mẹ không nhất thiết phải hâm sữa thật ấm nóng trước khi cho bé uống.

9. Sữa mẹ vắt ra có thể để trong bình nhựa, thủy tinh hoặc túi trữ sữa chuyên dụng

Bình trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.

Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.

– Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

huong-dan-cach-hut-va-bao-quan-sua-dung-cach-1

Mong rằng nhưng thông tin trên phần nào đã giúp ích được các bà mẹ có thêm nhiều kiến thức hơn.

TIN LIÊN QUAN: