Các mẹ bầu sẽ được khuyên nên sinh thường nếu như trong suốt thời kì mang thai và đến lúc chuyển dạ, sức khỏe của cả 2 mẹ con đều bình thường. Và một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con như là: ngôi thai không thuận, bị nhau tiền đạo, cạn nước ối,…
Thế nhưng hiện nay lại có một số mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường nhưng lại lạm dụng sinh mổ vì muốn chọn ngày đẹp, giờ đẹp cho con ra đời hoặc là để tránh đau khi chuyển dạ hoặc lại nghĩ là sẽ giúp con thông minh hơn,…
Dù mẹ chọn cách sinh nào: thường hay mổ thì cũng đều có những ảnh hưởng tốt xấu tới sức khỏe của trẻ, đó là:
Nội dung chính
- 1 1. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ hô hấp của trẻ như thế nào?
- 2 12 nguyên nhân khiến mẹ bầu không được sinh thường?
- 3 2. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ miễn dịch của trẻ như thế nào?
- 4 12 điều mà bất kì bà mẹ sinh mổ nào cũng cần phải tránh
- 5 3. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ như thế nào?
- 6 4. Lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu
- 7 5 thần dược để đẻ không đau và con “chui” ra nhanh như cắt
1. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ hô hấp của trẻ như thế nào?
- Trẻ sinh thường: Thông thường thì thuận theo tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn so với việc có sự can thiệp của y khoa. Và trẻ sinh thường để có thể ra khỏi bụng mẹ dễ dàng thì buộc phải ép các xương lồng ngực của mình lại để chui ra và đẩy nước trong phổi ra. Và sau khi chào đời, bé khóc lớn khiến cho phổi nở ra và giúp hệ hô hấp khỏe hơn. Đây chính là những lí do mà trẻ sinh thường thường có hệ hô hấp tốt hơn so với trẻ sinh mổ.
- Trẻ sinh mổ: Những bé trong trường hợp này sẽ không trải qua những quá trình nêu trên nên phổi không được tác động hiệu quả. Vì thế các bé sinh mổ dễ bị khò khè và mắc các bệnh về hô hấp sau này.
2. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ miễn dịch của trẻ như thế nào?
- Trẻ sinh thường: Khi bé sinh thường thì bé sẽ di chuyển qua đường âm đạo của mẹ để đi ra ngoài nên bé được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi, cơ thể bé sản xuất ra hệ miễn dịch tương ứng. Và trong quá trình chuyển dạ, sinh thường cũng sản sinh ra những hooc-môn giúp nâng cao sức đề kháng cho bé tốt hơn khi ra môi trường bên ngoài. Với những bé sinh thường thì thường là chỉ cần 10 ngày là đã hoàn thiện hệ miễn dịch của mình nhưng với các bé sinh mổ thì cần tới thời gian là 6 tháng. Đó là lí do vì sao mà trẻ sinh thường có sức đề kháng cao hơn, ít ốm đau hơn còn trẻ sinh mổ thì dễ bị mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh hô hấp, đường ruột, bệnh dị ứng. Theo thống kê báo cáo thì có tới khoảng 15% trẻ sinh mổ bị mắc những chứng dị ứng mà nguyên nhân không phải là bắt nguồn từ di truyền.
- Trẻ sinh mổ: Hệ miễn dịch, sức đề kháng thường sẽ kém hơn so với trẻ sinh thường.
3. Sinh thường – sinh mổ tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ như thế nào?
- Trẻ sinh thường: Nhận được những vi khuẩn có lợi từ mẹ nên có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm tránh được các bệnh dị ứng với thức ăn và giảm tránh mức độ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn có lợi mà bé nhận được trong quá trình sinh thường góp phần tham gia quá trình tổng hợp vitamin B, K cần thiết và quan trọng cho cơ thể bé.
- Trẻ sinh mổ: Thường gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa hơn so với các bé sinh thường, ví dụ như nôn trớ, ợ hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy,… Và quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng hạn chế hơn, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
4. Lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng các mẹ bầu không nên lạm dụng việc sinh mổ (ngoại trừ những trường hợp chỉ định phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con), các sản phụ nên mạnh dạn thực hiện thiên chức sinh nở tự nhiên của mình. Khi bầu bí, các mẹ hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe cũng như là kiến thức về mang thai và sinh nở thật tốt để việc sinh thường được thuận lợi. Tất cả vì bé yêu của mình, vì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con sau này các mẹ nhé.
Nguồn: Yeutre.vn