Sinh mổ – Nguy cơ mẹ và bé sẽ phải đối mặt

0
2094

Hiện nay, sinh mổ đang rất phổ biến tại Việt Nam. Có mẹ bầu lựa chọn sinh mổ chủ động hoặc nhiều mẹ bầu bác sĩ chỉ định. Dù là lí do gì thì mẹ cũng nên tìm hiểu trước phương pháp sinh mổ để có sự chuẩn bị và thêm kiến thức sẵn sàng bước vào quá trình lâm bồn

Vì sao mẹ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ?

Các trường hợp bác sĩ yêu cẩu mổ chỉ định:

  • Vỡ ối sớm, nhau tiền đạo
  • Dây rốn quấn cổ
  • Em bé được tạo qua thụ tinh nhân tạo hoặc ống nghiệm
  • Ngôi thai nằm ở vị trí ngôi mông hay nằm ngang
  • Mẹ đã từng sinh mổ hoặc đang có vết mổ theo hướng đứng (không phải nằm ngang). Trường hợp này khiến cho gia tăng nguy cơ tử cung bị vỡ khi mà chuyển dạ
  • Mẹ đã có thực hiện các cuộc giải phẫu tử cung như giải phẫu cắt bỏ u xơ tử cung
  • Mẹ mang thai đôi/ba hoặc mang đa thai
  • Mẹ bầu quá lớn hoặc mẹ đang mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc có tiền sử sinh bé bị chấn thương khi sinh thường
  • Hoặc mẹ bầu đang có một khối u to khiến cho việc sinh thường trở nên khó khăn hoặc gặp phải rủi ro cao
  • Thai nhi bị dị tật; hoặc mẹ bầu có sức khỏe kém (bệnh lý tim mạch) hoặc tiền sử bệnh nghiêm trọng (tiền sản giật,..)

Mẹ bị nhiễm HIV và có các xét nghiệm máu khi trong giai đoạn cuối thai kỳ cho thấy có một lượng virus cao trong cơ thể,..

>>> Có thể bạn quan tâm: Các loại bệnh mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ

Nguy cơ em bé sẽ phải đối mặt khi mẹ sinh mổ là gì?

Các nhà khoa học đánh giá rằng những bé sinh thường sức đề kháng sẽ cao hơn sinh mổ, và một số rủi ro bé có thể mắc phải như:

  • Bé khi sinh ra phải được chăm sóc ở phòng dưỡng nhi để chăm sóc đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh

  • Bé có thể sinh non: vì chuẩn đoán ngày sinh không được tính toán chính xác hoặc mẹ chưa có dấu hiệu sinh thì bé sẽ phải ra sớm hơn
  • Gặp các vấn đề về nhịp thở: Em bé sau khi sinh có thể gặp các vấn đề về hệ hô hấp như thở nhanh bất thường trong vài ngày đầu sau sinh
  • Điểm Apgar thấp: Bé sinh mổ có đôi khi có phải điểm Apgar thấp. Việc này là do tác động của thuốc gây mê (đặc biệt là khi mẹ gây mê toàn thân)
  • Em bé có thể bị chấn thương khi đang tiến hành ca phẫu thuật
  • Các bé sinh mổ sẽ có hệ miễn dịch kém hơn các bé sinh thường vì bé không được tiếp xúc với các lợi khuẩn tự nhiên khi đi qua ngả âm đạo. Nhiều mẹ còn không thể có sữa non cho bé bú trong vài giờ đầu sau khi sinh. Vì vậy bé sẽ có sức đề kháng kém hơn và dễ mắc các nguy cơ cao về hen suyễn, về đường hô hấp hoặc béo phì.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 điều mẹ bầu nhất thiết phải nhớ để tránh sinh non

Gợi ý giải pháp hỗ trợ các bé sinh mổ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trẻ sinh mổ sẽ giúp bé có tiền đề phát triển khỏe mạnh, hệ miễn dịch cải thiện vì có các thành phần như HMO (có nhiều trong sữa mẹ), nucleotides và probiotic (lợi khuẩn)

Khi nói tới HMOs – thành phần giúp bé cải thiện hệ miễn dịch vì nuôi dưỡng hệ sinh đường ruột, trung hòa các mầm bệnh và làm giảm các nguy cơ về bệnh nhiễm trùng.

Nucleotides sẽ hỗ trợ sản xuất ra các tế bào miễn dịch và kháng thể để giúp cho hệ miễn dịch của bé vững vàng hơn.

Trong trường hợp hi hữu mẹ không thể cho con bé thì hãy xem xét về các loại sữa công thức có thành phần gần giống như sữa mẹ hoặc các sản phẩm tăng đề kháng cho bé

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 sữa công thức tốt nhất dành cho bé sinh mổ 2022

Nguy cơ mẹ sẽ phải đối mặt khi sinh mổ là gì?

Mổ lấy thai là một ca phẫu thuật lớn và cần bác sĩ có chuyên môn cao. Một số nguy cơ mẹ sẽ gặp phải khi sinh mổ

  • Nhiễm trùng sản khoa: sau ca sinh mổ mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ/tử cung/ các cơ quan vùng chậu gần đó.
  • Tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Mất máu gấp đôi so với ca sinh thường, tuy nhiên việc truyền máu ít khi được áp dụng vì thực sự không cấp thiết
  • Giảm chức năng đường ruột: mẹ hay gặp phải trướng bụng, đầy hơi, khó chịu phần bụng và đôi khi ruột của mẹ sẽ hoạt động chậm lại trong 2-3 ngày
  • Gặp vấn đề về hô hấp do thủ thuật gây mê toàn thân đôi khi dẫn đến viêm phổi sau ca sinh mổ
  • Thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn so với ca sinh thường
  • Có thể mẹ sẽ bị phản ứng với thuốc gây mê
  • Có thể gặp phải các phẫu thuật bổ sung như cắt tử cung, phẫu thuật bàng quang,..
  • Mẹ cần thời gian khá lâu để hồi phục sức khỏe và sinh bé tiếp theo
  • Mẹ có thể gặp tình huống bị nhau tiền đạo với thai lần sau
  • Tăng nguy cơ các bé sau sinh cũng phải sinh mổ
  • Trường hợp tử vong là rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra

Tham khảo thông tin tại website hellobacsi

Xem thêm:

>>> [Bật mí] bí quyết giúp mẹ sau sinh mổ phục hồi nhanh

>>> Mẹ bỉm sữa và nỗi lo chăm con sinh mổ, làm sao để nuôi con “bụng khỏe, ít ốm”?