Không thời kỳ nào vùng kín của mẹ lại bị đe dọa bởi các loại mầm bệnh phụ khoa như thời kỳ đang mang thai. Chính vì khả năng kháng bệnh yếu ớt nên sẽ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, những nguy cơ này sẽ được giảm thiểu nếu mẹ giữ vệ sinh vùng kín đúng cách.
Nội dung chính
Phòng tránh 80% bệnh phụ khoa nếu mẹ vệ sinh vùng kín đúng
Trong thời kì bầu bì, mặc dù không thể tránh khỏi tình trạng ẩm ướt âm đạo, vì dịch tiết nhiều nhưng để giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, mẹ cần nhớ giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng:
- Không dùng các sản phẩm có khả năng tẩy rửa mạnh như dầu gội, xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín. Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chú ý lựa chọn những sản phẩm lành tính, an toàn để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
- Không mặc quần bó chặt làm nóng ẩm vùng kín; Không ngâm rửa vùng kín lâu trong nước vì điều này dễ làm mất cân bằng pH sinh lý ở vùng kín, tạo điều kiện xâm nhập cho vi khuẩn có hại.
- Chú ý hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ; Thăm khám phụ khoa định kỳ để đề phòng các bệnh viêm nhiễm âm đạo.
Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn và lành tính đang được bán chạy tại KidsPlaza:
Bà bầu có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối không?
Muối có tính sát khuẩn cao, nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín, và phòng ngừa những loại vi khuẩn gây hại cho âm đạo. Vệ sinh bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn nấm gây hại ở vùng âm đạo, đồng thời giúp vùng kín luôn thoáng mát, sạch sẽ, và dễ chịu. Lưu ý mẹ bầu khi sử dụng muối để vệ sinh âm đạo, phải nhớ pha nước muối thật loãng để giữ vùng kín an toàn, không sử dụng nước muối nồng độ cao vì có thể gây bị thương “cô bé”.
Bà bầu vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không được không?
Lá trầu không là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm, rất an toàn, lành tính trong việc làm sạch vùng kín phái nữ. Từ ngày xưa, sử dụng nước lá trầu không để tránh các viêm nhiễm nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh được các bà các mẹ sử dụng rất nhiều. Mẹ có thể vệ sinh bằng 2 cách, đó là dùng nước nấu từ lá trầu không, hoặc xông vùng kín bằng nước lá trầu không.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa lá trầu không với một số loại thảo dược khác cũng có đem lại hiệu quả. Các phương pháp dân gian thường đơn giản, không tốn nhiều thời gian và công sức, thực hiện đều đặn với tần suất 2 lần/ tuần sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm bảo vệ “vùng kín” an toàn cho mẹ bầu khi mang thai
Những thay đổi của vùng kín của thai phụ
Khi mang thai, số lượng các hormon nội tiết thay đổi, cùng sự phát triển của em bé khiến cho mẹ bầu thấy cơ thể mình thay đổi quá nhiều. Đặc biệt, vùng âm đạo của mẹ bầu cũng thay đổi rõ rệt trong thời kì này.
Vùng kín bị sưng: Thời điểm mang thai, lượng máu đến vùng âm đạo tăng để nuôi dưỡng thai nhi, đây là nguyên do gây ra vùng kín bị sưng lồi và dễ chảy máu nếu không được chăm sóc đúng cách.
Tình trạng gia tăng dịch tiết âm đạo: Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, vùng kín của mẹ bầu thường tiết nhiều dịch nhờn, và ngày càng tăng nhiều cho tới cuối thai kỳ, đây cũng là thời điểm nguy hiểm mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Thay đổi màu sắc âm đạo: lưu lượng máu tăng không chỉ khiến “cô bé” sưng lồi, mà còn biến màu vùng kín thành màu tím xanh. Ngoài ra, hormon Estrogen và Progesteron gia tăng gây ra hắc sắc tố Melanin, khiến vùng kín trở nên sẫm màu hơn so với trước khi mang thai.
Vùng kín trở nên nhạy cảm: thời kì mang thai là lúc cơ thể mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết, đặc biệt là bộ phận âm đạo. Do đó, mẹ cần cẩn trọng khi quan hệ trong thời kì này và tránh làm đau vùng kín vì có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Viêm nhiễm âm đạo nguy hiểm gì cho mẹ và em bé?
Bị viêm âm đạo khi bầu không chỉ khiến thai phụ lo lắng mà còn tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Một số triệu chứng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm âm đạo trong thai kì như:
Đối với mẹ bầu: cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau nhức khiến mẹ bầu đã nhạy cảm và dễ stress càng thêm đau đớn hơn. Lúc này, nếu không có phương pháp điều trị đúng và kịp thời sẽ phát sinh một số hệ quả khác như: viêm tử cung, viêm vùng chậu…
Đối với thai nhi: em bé dễ mắc các bệnh về da liễu và đường hô hấp hơn do bị tiếp xúc với vi khuẩn, nấm dính ở niêm mạc trong quá trình sinh nở. Đặc biệt lưu ý, thai nhi có thể bị bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Các vi nấm, vi khuẩn phát triển mạnh có thể gây viêm màng ối, vỡ ối dẫn đến tình trạng trẻ sinh non.
Nguồn: vinmec.com
Xem thêm:
>>> Các loại bệnh mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ
>>> Top 7+ loại thực phẩm bổ dưỡng, thanh mát mẹ bầu trong mùa hè