Phương pháp sinh con xong không cắt dây nhau, nên hay không nên?

0
2265

Đó là phương pháp có tên là Lotus Birth – tức sinh con xong không chủ động cắt dây nhau của bé mà để nó rụng tự nhiên, đây là phương pháp không phải là sự lựa chọn của hầu hết nhưng nó đang phổ biến ở phương Tây và có nhiều bà mẹ Việt Nam phân vân rằng có nên áp dụng hay không?

Lotus Birth được xem như là một cuộc kêu gọi con người trở về với nhịp điệu của tự nhiên để chứng kiến sự kì diệu của nó, rằng cơ thể con người sẽ có những cơ chế để tồn tại và phát triển một cách tự nhiên nhất. Do đó, khi sinh em bé xong, phương pháp này khuyến khích giữ nhau thai của bé cho đến khi nó tự rụng (khoảng từ 3 đến 5 ngày). Phương pháp này xuất hiện từ những năm 70 và đang dần trở nên phổ biến.

trao-luu-khong-cat-day-ron

 

Cách thực hiện cụ thể của Lotus Birth

Theo đó, khi sinh em bé, người ta sẽ để dây nhau khô tự nhiên trong vòng 24 giờ, và đặt nó trên một chiếc khăn có thảo dược bên trên với hương thơm dễ chịu. Sau đó, người ta giữ dây nhau trong những túi vải có thảo dược thơm, hoặc muối cho đến khi nó tự rụng.

Người ta tin rằng với phương pháp này bé sẽ nhận được các dưỡng chất từ nhau thai cho tới khi cuống nhau khô và rụng nên bé sẽ có miễn dịch tốt hơn những bé cắt nhau thai ngay khi sinh ra, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, mắt cũng giảm. Người ta cũng tin rằng trong dây rốn có các tế bào quan trọng với lượng máu có giá trị dinh dưỡng cao nên em bé sinh theo phương pháp này sẽ thông minh hơn. Thêm nữa, cuống nhau tự rụng bé sẽ có rốn đẹp hơn.

hinh-anh-tuyet-dep-ve-day-ron-cho-be-1

 

Chưa có khoa học chứng minh rõ ràng

Người ta tin rằng phương pháp Lotus Birth mang đến những lợi ích kể trên, tuy nhiên thực tế thì chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng giữ lại nhau thai bé sẽ khỏe hơn, hay thông minh hơn bé sinh thường. Nhưng có một sự thực thì tồn tại thật đó là nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn của bé sinh theo Lotus Birth sẽ cao hơn bé được cắt dây nhau. Bởi phương pháp này đòi hỏi dây nhau phải được giữ trong môi trường vô trùng. Bởi dây nhau lúc này còn máu sẽ là miếng mồi ngon cho vi khuẩn, nếu dây nhau bị nhiễm khuẩn chắc chắn rất nhanh sau đó sẽ lây sang bé. Bé lúc này hệ miễn dịch gần như không có, cơ chế phòng bệnh không có, dễ bị bệnh tật. Ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé.

hinh-anh-tuyet-dep-ve-day-ron-cho-be-4

 

Vậy nên hay không nên cắt dây nhau?

Theo nghiên cứu gần đây nhất thì nên cắt dây nhau nhưng không phải cắt ngay mà nên cắt chậm hơn khi bé sinh ra tầm 2 đến 3 phút hoặc chờ cho đến khi dây ngừng rung động tức là khi dây đã truyền hết máu – đã làm hết nhiệm vụ của mình . Bởi những lí do sau:

Khi không cắt dây nhau ngay điều này cho phép máu truyền từ cơ thể mẹ sang nhiều hơn, bé sẽ nhận thêm được 32% lượng máu cơ thể.

 

Đồng thời, việc cắt dây rốn cho bé chậm hơn chỉ 2 phút có thể tăng lượng sắt cho em bé tới 27- 47mg, tương đương 1 – 2 tháng nhu cầu về sắt của trẻ. Điều này có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong 6 tháng tuổi sau đó.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp Lotus Bith và việc nên hay không nên cắt dây nhau cho bé. Hi vọng các mẹ bầu sẽ tìm được phương pháp hợp lí và khoa học để lựa chọn sáng suốt, tránh chạy theo trào lưu mà không tốt cho con trẻ sau này.