5 phương pháp đơn giản kích sữa mẹ về nhiều,“AN TOÀN”-“HIỆU QUẢ”

0
23281

Nhiều trường hợp, đặc biệt là với các mẹ sinh mổ, sau khi sinh con thường rất ít sữa cho con bú. Giờ đây, mẹ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa với các cách kích sữa và gọi sữa về nhiều sau khi mổ mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

Mẹ ít sữa, nguyên nhân và hậu quả

Với những bà mẹ sau sinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ thiếu sữa cho con. Việc tìm hiểu rõ vấn đề sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm được hướng khắc phục nhanh chóng nhất. Cùng điểm qua một vài nguyên nhân khiến mẹ mất sữa sau sinh:

    1. Cơ thể mẹ kiệt sức: Mẹ trải qua 9 tháng mang thai bé trong bụng cùng quá trình “vượt cạn” lấy đi rất nhiều sức lực. Chưa dừng lại đó, việc chăm sóc bé sơ sinh tiếp tục gây cho mẹ rất nhiều áp lực, nhiều mẹ mắc các chứng như mất ngủ, trầm cảm. Tình trạng kiệt sức khiến cơ thể mẹ không tiết đủ sữa cho con và tuyến sữa qua đó cũng sẽ yếu dần đi, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng mất sữa ở mẹ.
  1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Tình trạng này xảy ra ở các mẹ có suy nghĩ sợ tăng cân sau sinh nên kiêng khem quá sớm hoặc ăn phải những loại thực phẩm gây ra hiện tượng mất sữa như măng, cà muối, lá lốt,…
  2. Stress, trầm cảm khiến phản xạ tiết sữa kém: Áp lực, tổn thương tinh thần sau sinh là hiện tượng rất hay gặp ở mẹ sau sinh. Trầm cảm kéo dài khiến cơ thể mẹ suy nhược, dinh dưỡng trong cơ thể không đủ để  sản xuất sữa, nếu có thì chất lượng sữa cũng không đủ tốt. Hơn nữa, việc tiết sữa ít, không đủ cho con càng gây áp lực lớn hơn cho mẹ và khiến tình trạng stress của mẹ càng trầm trọng hơn.
  3. Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú, rối loạn nội tiết: Các căn bệnh liên quan đến tuyến vú như: tắc tia sữa, áp xe vú, nứt cổ gà nặng hay phẫu thuật ngực sau sinh,…hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa và mất dần sữa.
mẹ stress sau sinh
Stress, mệt mỏi sau sinh là nguyên nhân dễ khiến cơ thể mẹ tiết ra ít sữa.

Một số nguyên nhân khiến mẹ ít sữa khác:

  • Vắt sữa hay cho con bú không đúng cách
  • Không cho bé bú thường xuyên: Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp tuyến vú được kích thích và sản xuất ra nhiều sữa với chất lượng sữa tốt hơn.
  • Mẹ cho bé bú không đủ cữ
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian cho con bú
  • Mẹ vệ sinh núm vú không tốt dẫn đến tình trạng tắc tia sữa…

Việc tình trạng ít sữa kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Mẹ mất sữa vĩnh viễn;
  • Em bé chậm tăng cân;
  • Bé thường xuyên ốm vặt do thiếu chất và phải dùng kháng sinh,…

Các cách kích sữa mẹ về nhiều hữu hiệu nhất

Cách kích sữa bằng tay – Massage bầu ngực

Massage bầu ngực không chỉ là một phương pháp kích sữa mẹ hiệu quả, đây còn là cách làm giúp mẹ ngăn ngừa ung thư vú. Đây cũng là phương pháp mẹ có thể áp dụng trong các trường hợp bị tắc tia sữa, áp xe vú do sữa bị tích tụ lâu ngày.

massage ngực cho mẹ
Massage ngực đúng cách giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

Những lợi ích của cách làm kích sữa bằng cách massage:

  • Máu lưu thông mạnh hơn ở bầu ngực;
  • Giảm các cơn đau sau sinh cho mẹ;
  • Lưu thông tia sữa, kích thích tuyến vú sản  xuất sữa thường xuyên và nhiều hơn;
  • Giảm các hiện tượng rạn da.

Các bước thực hiện phương pháp massage bầu ngực đúng chuẩn:

  • Mẹ chuẩn bị: 1 chậu nước ấm vừa đủ dùng, 1 khăn mềm;
  • Nhúng khăn vào nước, áp lên bầu ngực và massage nhẹ nhàng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ;
  • Mẹ thực hiện cách làm này 2 lần mỗi ngày v à mỗi lần 10-15 phút;
  • Bước cuối là mẹ uống một cốc nước hoặc sữa ấm. Mẹ sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi của lượng sữa tiết ra cho bé.

Kích sữa bằng cách cho bé bú trực tiếp

Cho bé bú càng sớm sẽ càng tốt cho việc tiết sữa ở mẹ. Mỗi cữ ăn của bé nên cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Điều này giúp tuyến vú của mẹ hoạt động không bị gián đoạn. Nếu bé ngủ một giấc hơn 3 tiếng, mẹ nên đánh thức bé để cho bé bú. Mỗi lần cho bé bú, mẹ nên để da tiếp da, khoảng cách giữa mẹ và bé và ít nhất, kết hợp với những cử chỉ âu yếm, đây là cách khiến cơ thể chủ động trong việc sản sinh sữa.

cho con bú sữa mẹ
Cho bé bú sữa mẹ trực tiếp là cách làm được ưu tiên nhất.

Cho bé bú chính là cách làm cần được mẹ ưu tiên hàng đầu nếu muốn sữa mẹ dồi dào.

Sử dụng các loại thuốc kích sữa mẹ

Thuốc kích sữa mẹ được nói đến ở đây là các loại thảo dược lành tính có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mẹ và kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều sữa cho bé.

  • Sử dụng một chút các loại gia vị như gừng, tỏi trong bữa ăn hằng ngày;
  • Cà rốt và khoai lang, không chỉ là những loại thực phẩm nhuận tràng, trong 2 loại củ này còn có chứa beta-carotene, phytoestrogen là 2 dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất sữa ở mẹ.
  • Các loại ngũ cốc lợi sữa như các loại hạt đậu được rang thơm, nghiền mịn với hàm lượng cao protein sẽ giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi và tiết ra nguồn sữa chất lượng tốt cho con;
  • Một số loại lá có nhiều trong tự nhiên như: lá đinh lăng, chè vằng, lá bồ công anh có thể được dùng để nấu nước, tăng tiết sữa ở mẹ.

>>> Tham khảo các sản phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh:

Kinh nghiệm kích sữa bằng máy hút sữa

Đây là sản phẩm được tìm thấy rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lựa chọn mua tại các hệ thống cửa hàng, siêu thị mẹ và bé lớn. Mức giá của những chiếc máy hút sữa giao động từ vài trăm đến vài triệu đồng 1 chiếc.

máy hút sữa
Các sản phẩm máy hút sữa rất đa dạng về mẫu mã và giá cả.

Cơ chế hoạt động của máy là tạo lực tác động lên tuyến vú, kích thích cơ thể sản xuất sữa. Lượng sữa tiết ra bé sử dụng không hết, mẹ có thể trữ lại trong tủ lạnh cho bữa sau. Hết sức tiện lợi phải không nào!.

Vậy để kích sữa, mẹ nên hút sữa hay cho bé bú trực tiếp?   

Phương pháp hút sữa bằng máy chưa bao giờ được đánh giá tốt bằng việc cho bé bú trực tiếp đúng cách. Tuy vậy, đây là cách “cứu nguy” tốt nhất mỗi khi mẹ ít sữa.

>>> Tham khảo ngay các loại máy hút sữa tốt nhất hiện nay:

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa hơn sau sinh

  • Gọi sữa về bằng lá mít: mẹ hơ lá mít cho nóng rồi day xung quanh bầu ngực hoặc ngâm lá mít với muối sau đó pha lấy nước uống mỗi ngày, đảm bảo sữa tiết ra nhiều và đặc hơn;
  • Chườm ngực bằng xôi nếp: Xôi nếp nấu chín, mẹ bó vào khăn dày và chườm quanh bầu ngực, có thể tăng tác động bằng các thao tác massage nhẹ nhàng;
  • Men trộn rượu trắng: Mẹ dùng men cục dùng nấu rượu trộn với rượu trắng tạo thành hỗn hợp sền sệt. Mẹ bôi hỗn hợp này lên ngực, chú ý tránh xa vị trí đầu ti, massage nhẹ nhàng đến khi ngực nóng lên. Sau đó, mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ để tránh ti phải nhé.

Còn rất nhiều phương pháp giúp gọi sữa mẹ về nhiều, đặc hơn và thơm hơn. Mẹ có thể tham khảo qua bài viếthttps://www.kidsplaza.vn/blog/10-meo-hay-lam-the-nao-an-gi-de-sua-me-dac-thom-va-mat-hon.html

Lịch kích sữa khoa học hợp lý cho mẹ

Mỗi ngày mẹ lưu ý hút sữa ít nhất 8 lần với khoảng cách 2-3 giờ mỗi lần. Mỗi cữ hút không quá 30 phút. Mẹ nhớ không bỏ sót cữ nào nhé.

lịch kích sữa mẹ
Lịch kích sữa phù hợp nhất trong ngày mà mẹ có thể tham khảo đó là 6h-9h-12h-15h-18h-21h-24h.

Nếu mẹ mệt, ban ngày hãy cho bé ti đúng cữ. Sau đó, ban đêm, mẹ có thể giãn cữ hoặc để con ti mẹ để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.  

Thực chất, đây là lịch trong thời gian đầu sau sinh, sữa mẹ tiết ra còn ít. Khi sữa về và ổn định, mẹ có thể giảm xuống còn 4-5 cữ mỗi ngày với 4-5h mỗi cữ.

Những lưu ý cho mẹ khi sử dụng các phương pháp kích sữa

  1. Tránh sử dụng các phương pháp kích sữa ngay sau 2-3 ngày sau sinh. Việc này có thể gây phản tác dụng. Tốt nhất, đợi đến khi bé bú đều đặn, tuyến sữa được lưu thông rồi mới tiến hành kích sữa. Mẹ hãy cho bé bú ngay sau khi lọt lòng 30 phút nếu không có gì bất thường xảy ra nhé.
  2. Việc ăn uống, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng nguồn sữa tiết ra cho bé. Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ cần đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
  3. Canh và nước khoáng giúp cơ thể mẹ đủ nước và tăng lượng sữa tiết ra.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về cách kích sữa cũng như mẹo giúp mẹ nhiều sữa trên đây sẽ hữu ích cho mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy, mẹ đừng quên tăng chất lượng nguồn sữa với các loại thực phẩm phù hợp nhé!.

 

Các bài viết hay mẹ có thể tham khảo: