Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp do thời thiết thay đổi bất thường, nóng vào ban ngày và lạnh và ban đêm và gần sáng cùng với độ ẩm trong không khí giảm, tiết trời khô hanh làm cho số lượng trẻ mắc bệnh đường hô hấp càng tăng cao.
Để nhận biết trẻ mắc bệnh đường hô hấp dựa vào các biểu hiện của trẻ như: trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi… cùng với sốt và ho, nhức đầu, nôn trớ.
Thở nhanh:
Trẻ thở nhanh hơn 18 lần/phút, đây là dấu hiệu sớm nhận biết sớm dấu hiệu mang bệnh. Thông thường giới hạn thở bình thường của trẻ có thể từ 16 đến 20 lần/ phút. Nếu trẻ thở nhanh hơn bình thường thì cần phải chú ý.
Thở rít:
Thở rít do dòng khí đi qua đường thở bên trên bị hẹp lại. Thở rít là khi hít vào cho thấy có tắc nghẽn ngoài lồng ngực còn thở rít ra khi thấy có tắc nghẽn đường thở trong lồng ngực. Thở rít khi hít vào và thở ra khiến cho ta thấy có sự tắc nghẽn ở một nơi nào đó phía trên đường thở.
Thở khò khè:
Nghe có tiếng khò khè liên tục, nó gây ra bởi dòng khí qua đường khí trong lồng ngực
Khó thở:
Cảm giác bé thở khó khăn, không thoải mái, đặc biệt khi cảm giác này tăng kên do hoạt động thể lực như khi bú, khi bé vận động, khó thở về đêm, khó thở nằm………
Ho và ho dai dẳng:
Ho là do phản xạ khi bị kích thích các cơ quan nhận cảm khu trú ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên hay ở nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi…
Thời tiết giao mùa khiến bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (ảnh minh họa)
Phòng bệnh vô cùng quan trọng
Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và hay nhạy cảm với những thay đổi về thời tiết nên dễ bị các virut, vi khuẩn tấn công. Để tránh cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Buổi tối trước khi đi ngủ quàng cho trẻ một chiếc khăn để giữ ấm cổ, nếu là trẻ sơ sinh cần giữ ấm thêm ngực và bụng.
– Sáng sớm nhiệt độ thấp không khí lạnh nên mặc áo dài tay cho trẻ hoặc mặc thêm áo gi lê mỏng cho trẻ.
– Không mở cửa sổ tránh gió lùa
– Sáng ra cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm, có thể hâm nóng nước muối sinh lý nên cho trẻ uống một thìa nhỏ.
– Súc miệng nước muối hoặc vệ sinh răng miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ. ( Việc súc miệng bằng nước muối có tác dụng rất lớn trong việc phòng và hỗ trợ việc điều trị các bệnh về đường hô hấp, đau họng do virut, vi khuẩn).
Lưu ý, nước muối không nên pha quá mặn hoặc quá nhạt. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chưa tự súc miệng được thì bạn có thể dùng bông, gạc để lau sạch răng, nướu, lợi và lưỡi trẻ. Không nên làm vệ sinh răng miệng cho trẻ khi vừa ăn xong, tránh tình trạng nôn trớ.
– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virut, đồ ăn cho trẻ đa dạng và giầu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, bổ sung thêm cho trẻ ăn hoa quả (đặc biệt quả chứa nhiều vitamin C)và sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Tránh các yếu tố gây hại như: khói thuốc lá, khói bếp than, khói bụi, lông chó mèo hoặc vật nuôi trong nhà….
Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bú kém, sổ mũi, ho, thở khò khè, thở nhanh, co rút lồng ngực cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị. Tránh tự ý dùng thuốc với trẻ khiến trẻ bị nhờn thuốc và việc điều trị càng khó khăn hơn.