Những thay đổi cần lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối

0
664

Những thay đổi từ phía mẹ

– Bụng to lên bất thường, đi đứng vận động cũng như ngủ nghỉ khó khăn hơn

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày, do thai nhi phát triển nhanh và chèn vào vùng bàng quan khiến mẹ nhanh có cảm giác muốn đi tiểu.

– Cân nặng tăng nhiều vào giai đoạn cuối, bạn có thể tăng trung bình 6 đến 7 cân trong giai đoạn này.

– Xuất hiện nhiều vết rạn da ( có mầu tía hoặc thâm) đặc biệt là ở vùng bụng, mông, đùi, chân hoặc ngực. Chúng sẽ nhạt mầu hoặc chuyển thành mầu trắng sau khi đẻ xong một thời gian nhưng không biến mất hoàn toàn được.

– Trứng cá có thể mọc nhiều trong thời gian mang thai do nồng độ progesterone tăng lên kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.

– Mầu sắc da có thể thay đổi, sậm mầu ở các vùng như cằm, má, mũi, trán, rốn và bụng, quầng vú, núm vú, bộ phận sinh dục, chúng có thể nhạt mầu đi sau khi sinh một thời gian.

– Nám da là hiện tượng rất đặc trưng của người mang thai, thường xuất hiện ở trán, thái dương và hai bên má, nám da sẽ nặng hơn nếu bị phơi ngoài nắng nhiều.

những-thay-đổi-cần-lưu-ý-khi-mang-thai-ba-tháng-cuối

– Nổi mạch máu cũng là hiện tượng thường xuất hiện trong thời kỳ 3 tháng cuối thai kỳ, nguyên nhân có thể do tăng estrogen, những vị trí thường xuất hiện nổi mạch máu đó là mũi, mặt, cổ, ngực, cánh tay, hiện tượng này sẽ mất sau khi sinh.

– Ra mồ hôi và nổi ban đỏ, Khi có thai vì tác dụng của các hocmon nên các tuyến mồ hôi trên cơ thể hoạt động nhiều hơn, việc ra nhiều mồ hôi làm các ban đỏ xuất hiện cũng nhiều hơn.

– Phù nề xuất hiện ở chân, tay, mí mắt và mặt khiến chỗ phù trở nên sưng húp, nguyên nhân là do tăng lượng máu lưu thông, khi mẹ bầu thấy nguy cơ tăng cân cao và sưng húp mặt phải đi khám bác sĩ ngay vì có thể là dấu hiệu của huyết áp cao, tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén.

– Từ tuần thứ 32 có thể xuất hiện những cơn gò nhẹ, cơn gò này có thể hoàn toàn bình thường nhưng nếu thấy tần suất gò nhiều hơn, thời gian gò lâu hơn thì cần đi khám bác sĩ.

– Những tuần cuối thai kỳ phát triển rất nhanh mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe của mẹ và con, uống canxi và vitamin D thêm theo chỉ dẫn bác sĩ.

– Khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông