1. Cho con ngủ dậy muộn
Nhiều ông bố bà mẹ muốn con ngủ thêm vào buổi sáng vì cho rằng ngủ càng lâu càng tốt cho sức khỏe và giúp con bớt mệt mỏi quấy khóc. Thực tế nên cho trẻ đi ngủ sớm và dậy lúc 7h sáng, trẻ sẽ có giấc ngủ ngon và ít quấy khóc ban đêm, càng cho trẻ ngủ muộn và dậy muộn lúc 8-9 h sáng trẻ càng mệt mỏi và đêm ngủ không ngon giấc, quấy khóc, mè nheo cha mẹ.
2. Dùng ngôn ngữ không chuẩn để nói chuyện với con
Trẻ chưa biết nói nên thường phát ra những âm thanh bi ba bi bô và cha mẹ thường hay bắt chước những âm thanh này khi nói chuyện với trẻ vì cho rằng nó là ngôn ngữ của trẻ và sẽ làm trẻ thích thú.
Thực tế thì đứa trẻ không thích khi cha mẹ sử dụng những âm thanh như vậy khi nói chuyện với chúng, chúng sẽ ngầm hiểu là bạn đang dùng ngôn ngữ khác( ngôn ngữ nước ngoài) giao tiếp với chúng chứ không phải là ngôn ngữ bạn đang dùng. Hơn thế nói chuyện kiểu bi bô với con bạn đã bỏ lỡ cơ hội dạy con tập nói và giao tiếp, vì con nghe và nhìn khẩu hình miệng người đối diện để tiếp thu và ghi nhớ cho việc tập phát âm của mình.
3. Cho con ăn nhiều thực phẩm có mầu cam
Vitamin A là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp mắt sáng và khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng khô mắt dẫn đến mù lòa,
Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều củ quả có mầu cam như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang nghệ sẽ làm dư thừa chất beta carotene (là tiền chất vitamin A) và gây vàng da như: da mặt, da ở lòng bàn tay, bàn chân, mu bàn chân, tay không tốt cho sức khỏe trẻ, bước vào thời kỳ ăn dặm việc ‘tô mầu cho bát bột” là vô cùng cần thiết, cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm giúp trẻ phát triển cân đối và toàn diện, nên nhớ “cái gì nhiều quá cũng không tốt”.
4. Không vệ sinh răng miệng cho trẻ
Dù bé chưa có cái răng nào thì việc vệ sinh răng miệng cho bé đã phải được tiến hành hàng ngày bằng nước muối sinh lý để cọ rửa nướu (lợi), lưỡi và hai bên má của trẻ. Vệ sinh răng miệng giúp trẻ không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn phòng chống các bệnh liên quan đến răng miệng và đường hô hấp. Khi bé có răng thì có thể dùng bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng của trẻ để vệ sinh.
5. Chờ đợi sự cố đến mới tìm biện pháp bảo vệ
Nhiều ông bố bà mẹ dù đã biết trước những tại nạn có thể xảy ra cho con yêu như: ngã từ trên giường xuống đất, ngã cầu thang, nghịch ổ điện, kẹp tay vào cửa, nhưng do chủ quan kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” đợi đến khi bé bị tai nạn rồi mới tức tốc đi tìm các biện pháp khắc phục hay dằn vặt bản thân.
Khi có con nhỏ trong nhà bạn cần tránh bé ngã từ trên giường xuống đất khi ngủ bằng cách: tháo giường, chỉ nằm đệm hoặc đặt đặt tấm chăn, đệm dưới chân giường khi ngủ, hoặc dùng bộ chặn giường cho bé ngủ cũng rất yên tâm và đảm bảo.
Bộ chắn cầu thang, bịt ổ điện, chặn cửa giúp bé không sợ mắc phải các tai nạn thường gặp trong nhà tuy có bất tiện hơn trong quá trình bạn sử dụng các đồ vật nhưng nó lại an toàn để bảo vệ con yêu nhà bạn.
Nếu cứ chờ đợi các nguy hiểm xảy ra mới tìm biện pháp khắc phục thì quá nguy hiểm, hãy nghĩ đến các nguy cơ trước khi nó xảy ra với bé yêu các bố mẹ nhé.
6. Đặt nhiều chăn gối vào nôi của bé
Để tạo cảm giác ấm áp và trang trí cho nôi cũi dễ thương nhiều bố mẹ thường hay đặt vào nôi cũi của con quá nhiều chăn màn, gấu bông mà không biết rằng trẻ có thể bị ngạt thở và tử vong nếu bị chăn hay gối, thú bông đè vào, để trẻ nằm êm, ấm áp và an toàn thì có thể chọn cho bé các bộ quây cũi thay vì lèn nhiều chăn gối vào cũi của trẻ, tránh việc trẻ nhàm chán và thêm sinh động cho chiếc cũi thì cha mẹ có thể lựa chọn cho con bộ treo cũi hợp lý mà an toàn.
7. Đưa trẻ đến nơi công cộng
Đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ tuy nhiên khi đưa con ra những nơi công cộng như siêu thị, trung tâm mua sắm cần tránh những giờ tam tầm, đông người, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hay đang có dịch bệnh. Không cho trẻ tiếp xúc với những em bé hay người đang bị cảm cúm, sổ mũi đụng chạm vào bé. Vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ khi bé đi chơi bên ngoài về để hạn chế việc bé bị lây bệnh.