Hiện giờ là thời gian chuyển mùa bé yêu rất dễ bị cảm cúm, cũng như sổ mũi ho là một triệu chứng thường gặp và rất phổ biến của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng hiểu và biết cách trị ho đúng cách. Hầu hết các mẹ thường mắc ít nhất 1 trong những lỗi sai khi điều trị ho cho con tại nhà.
Nội dung chính
1.Lạm dụng thuốc kháng sinh:
Đa phần tâm lý các mẹ ngay sau khi thấy con có các triệu chứng húng hắng ho, sốt hay sổ mũi thì sẽ cho con dùng thuốc kháng sinh ngay để có thể trị nhanh dứt điểm việc ho, sốt của con. Thực tế, hành động này không giúp con nhanh khỏi bệnh mà lại gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, cơ thể con.
Bản chất, kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, trong khi đó hầu hết 80% trường hợp của con là do vi- rút gây ra. Điều đó khiến việc dùng kháng sinh cho con là không có tác dụng. Bệnh do vi rút sẽ tự khỏi từ 3-7 ngày.
Nếu bé có biểu hiện chán ăn, sốt cao mệt mỏi quá mức thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Một củ hành tây “đánh bay” cảm, sổ mũi, ngạt mũi, ho có đờm ở trẻ chưa tới 3 ngày
2. Sử dụng thuốc liều mạnh:
Ho là cơ chế tự vệ của cơ thể khi đường hô hấp có dị vật. Thuốc bác sĩ kê đơn chỉ có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh cũng như giảm bớt những triệu chứng khó chịu cho bé chứ không có tác dụng giảm ho.Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không thay đổi thuốc mạnh hơn, bởi cơ thể bé có thể không thích ứng với thuốc liều cao, dẫn đến nguy cơ con bị sốc thuốc.
3. Tự ý ngưng thuốc:
Tùy theo tình trạng, có địa của con mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1-2 tuần để có thể điều trị dứt điểm tình trạng ho của con.
Tuy nhiên tâm lý các mẹ không muốn cho con sử dụng thuốc lâu dài sợ không tốt cho con nên nhiều mẹ tự ý dùng thuốc khi các triệu chứng ho của con thuyên giảm
Sai lầm này của mẹ có thể làm bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng hơn. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
4. Sử dụng lại đơn thuốc cũ:
Đây là sai lầm quen thuộc rất nhiều mẹ mắc phải khi trị ho cho con. Theo các chuyên gia, ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Thậm chí, dù cùng một nguyên nhân nhưng mức độ cơn ho mỗi lần cũng sẽ khác nhau. Vậy nên đơn thuốc ho cũ có thể đã không còn phù hợp với tình trạng bệnh của con lúc này.
5. Cho con ăn kiêng:
Khi trẻ bị ho mẹ thường tránh không cho con ăn các thực phẩm dinh dưỡng như: tôm, cua thịt gà hoặc một số thức ăn tanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào cụ thể chứng minh vấn đề này. Ngược lại, việc cho trẻ kiêng khem quá mức có thể làm bé thiếu chất, từ đó suy yếu sức đề kháng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý: Trường hợp con bị hen suyễn mẹ nên tránh cho con ăn các thực phẩm gây dị ứng hoặc làm con lên cơn hen.
6. Cho con sử dụng siro:
Siro ho thực chất chỉ là một trong những loại thuốc ức chế ho, giúp giảm cơn ho của con. Con uống siro ho sẽ không ho được, làm ứ đọng đờm cũng như các dị vật mắc kẹt trong đường thở.
Mẹ chỉ nên cho con dùng siro ho trong trường hợp con ho khan, ho quá mức dẫn đến mệt mỏi, nôn ói.
Lưu ý: Những trường hợp ho do hen, viêm phế quản, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng siro hoặc những loại thuốc ức chế ho khác.
Xem thêm:
>>> Lý do trẻ bị ho dai dẳng mãi không khỏi