1. Ăn cháo cá chép và trứng vịt lộn để con da trắng và môi đỏ.
2. Giúp lông mi con mọc dài và cong, khi bé sinh ra được vài tuần mẹ dùng bấm móng tay, kéo bấm đầu tròn để bấm lông mi cho con. Khi lông mi con mọc trở lại thì tiếp tục cắt 3 lần thì thôi.
3. Để con có hệ tiêu hóa tốt không bị đi tướt khi mọc răng Mẹ ăn dạ dày lợn hấp hạt tiêu khi bầu tuần thứ 32 và 33.
Cách làm:
Dạ dày lợn 1 cái (loại nhỏ thôi), hạt tiêu sọ 1 lạng
Dạ dày làm sạch cho hạt tiêu nhồi vào trong khâu tạm lại cho khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút
Lúc ăn, bỏ hết hạt tiêu đi chỉ ăn nguyên phần dạ dày và phải ăn hết sạch cả cái vào đúng tuần mang thai thứ 32 và cách một tuần sau (tuần 33) lại ăn một cái nữa là hoàn thành nhiệm vụ.
+ Lúc con bước vào giai đoạn chuẩn bị mọc răng, đi chợ mua tủy lợn về hấp chín lên bôi vào lợi cho con thì sẽ ko bị đi tướt, ko ốm sốt… Khi đi mua tủy lợn phải “âm thầm” đi mua mà ko đc khoe với ai.
+ Đu đủ chín, xắt nhỏ ra bát con ăn cơm, cho thêm 1 chút đường, hấp trong nồi cơm, sau mỗi bữa trưa và tối ăn 1 bát, con sẽ không bị đường ruột và sáng mắt
+ Khi bé mới sinh hay bị đi ngoài xì xoẹt suốt cả ngày, các mẹ ra cổng bệnh viện nhi TW mua 1 lọ nước vôi nhì (nước này là thuốc) cho bé uống vài giọt ngày 2 lần, chỉ 2 hôm là khỏi.
+ Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ luộc cà rốt (xắt nhỏ) rồi cho bé uống nước luộc đó để tráng ruột. Bé sẽ ít bị đi ngoài. Chẳng may bé bị xì xoẹt, các mẹ cũng có thể cho bé uống nước cà rốt trước khi định cho bé uống thuốc tây.
4. Để con mọc răng không sốt, lúc con được 3 tháng 10 ngày (100 ngày):
+ Lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng con, khi khua nhớ nói “răng mọc như giá, mọc răng không sốt”
+ Rơ nướu bằng nước giá, hẹ (nhớ rơ cả hàm)
+ Trai 7 lá, gái 9 lá hẹ, giã nhuyễn ra, khi giã cho vào tí nước, tí xíu muối ,vắt lấy nước rơ vào nướu bé
+ Dùng lá hẹ hấp hoặc lấy nước hẹ hấp cơm rơ lên 2 lợi cho bé
+ Lấy ít lá hẹ rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi cơm hấp cách thủy với chút mật ong. Để nguội rồi rơ hết lợi cho em bé
+ Lấy 4, 5 lá hẹ cắt đoạn cho vào bát cùng 1 quả quất cắt đôi và 1 chút mật ong cho khỏi chua rồi cho vào nồi cơm hấp. Bao giờ chín cơm thì để nguội rồi cho em bé uống nước đó còn quất với lá hẹ thì bôi vào lợi
5. Trẻ bị nanh sữa: Lấy cỏ mực giã nhuyễn lấy nước rơ lưỡi cho bé, những nanh sữa sẽ dần xẹp xuống
6. Tưa lưỡi cho bé: Dùng mật ong (nên hấp mật ong lên cho sạch) hoặc giã nát (hoặc xay) rau ngót vắt lấy nước (nếu cho thêm mật ong vào nước rau ngót thì cho thật ít thôi), tẩm vào miếng vải xô sạch (hoặc tăm bông) mà lau cho bé -> mật ong bây giờ các bác sỹ không khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, vì trẻ có thể bị nhiễm khuẩn
7. Chứng vàng da sinh lý ở bé: Nên phơi nắng cho bé mỗi ngày.
8. Bé bị sốt: Cho bé uống 1 chút nước rau dấp cá giã nát.
9. Bé bị ho: Cắt lấy 1 phần quả lê đã rửa sạch để cả vỏ, thêm chút mật ong, cho vào nồi cách thủy, rồi cho bé uống phần nước mình thu được, phần bã mẹ có thể ăn
10. Bé bị nấc:Mỗi khi bé nấc thì ngắt 1 đoạn chiếu cói (tầm 0.5cm thôi ah), cho 1 đầu vào miệng mình nhá nhá cho nát cái đầu ấy ra rồi dán lên trán trẻ con, chỉ 1 lát là bé hết nấc ngay
11. Để bé có hàng lông mày gọn, đẹp: Lấy ngọn lá trầu, hơ nóng rồi vẽ lông mày cho bé. Con trai vẽ 7 lần, con gái vẽ 9 lần
12. Để bé ngủ ngon, chắc bụng: Lấy lá trầu hơ nóng, áp vào đầu (mỏ ác), bụng, bướm cho bé hàng ngày
13. Để bé không bị trớ sau khi bú
+ Mỗi lần cho ti xong bế bé thẳng lên, úp mặt vào vai, vỗ nhè nhè vài cái vào lưng, bé ợ một cái là sẽ không trớ ra nữa
+ Tìm đọt tre (cái lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre ấy), trai 7 đọt, gái 9 đọt, đun nước cho bé uống -> áp dụng nếu bé bị trớ thường xuyên
14. Trị kê cho bé
+ Lấy hạt kê, rang thơm lên rồi cho vào túi vải nấu nước tắm cho bé -> có mẹ đã làm nhưng ko hiệu nghiệm lắm, phải tắm nhiều lần mới khỏi
+ Tắm luôn cho bé bằng lactacyd vài lần là khỏi
15. Lá + nước tắm cho bé
+ Mùa nóng nấu nước tắm bằng lá me chua, cây chó đẻ, khổ qua hoặc kinh giới giã nhuyễn lấy nước, lá khế, sài đất, kim ngân hoặc pha loãng chanh vào nước tắm cho bé
+ Mùa thu, đông tắm cho con bằng chanh và thêm 1 củ gừng giã nhỏ, thêm vài hạt muối trắng có công dụng phòng ho cho em bé
+ Nấu nước mướp đắng hoặc lá, cành tía tô hoặc vỏ bưởi (có thể phơi khô dùng cho khỏi mốc) tắm cho bé
16. Để bé không bị cứt trâu ở đầu
+ Gội đầu cho con bằng Lactacyd ngay từ khi sinh ra . Nếu có tắm lá thì cũng gội đầu bằng Lactacyd trước rồi mới dùng lá tắm gội tiếp
+ Dùng dầu massage của Johnson bôi lên, để 1 lúc rồi gội lại là hết
17. Trẻ khóc dạ đề
+ Do trẻ thiếu canxi hoặc mangie. Bạn có thể mua canxi corbie cho bé uống 1 ít để bổ sung thêm
+ Trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn, lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên
18. Bé bị táo bón
+ Hậu môn bé còn non, dễ tổn thương nên không nên dùng đồ bơm. Lấy ngọn của cây rau mùng tơi (hoặc rau trai, rau đay), tước phần vỏ ngoài của cọng rau, xong thì từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra, đẩy vô, lập lại nhìulần như vậy, các mẹ sẽ thấy bé sẽ đi ngoài ngay.
+ Ép lấy nước mận uống (nếu không ăn được), hoặc ăn quả đào, khoai lang và tuyệt đối hạn chế ăn nho
19. Bé bị cảm cúm, hắt xì: Nướng tỏi (tỏi ta, màu tím) lên rồi nghiền nát vào nước cho bé uống. Bé thì ăn 1 tép, lớn thì 2 – 3 tép, ngày 2-3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì (áp dụng khi bé có triệu trứng của cám cúm như hắt xì, chảy nước mũi trắng, còn khi bé bị thò lò mũi xanh thì ko hiệu nghiệm lắm)
20. Bé có nhiều lông
Nếu không có bã trầu thuốc này, dùng lá đậu ván đun tắm hàng ngày vừa mát mà một thời gian sau lông cũng rụng hết
+ Bé mới sinh lông măng nhiều qua mà quấy khóc thì lấy cỏ mực (miền bắc là cỏ nhọ nhồi) rửa với nước muối, giã nhỏ, xong lấy cả nước cả ít bã lợn cợn xoa lên chỗ lông măng nhiều, xoa theo 1 chiều đám lông sẽ xe lại 1 cục và rơi ra ko làm bé đau mà còn đỡ ngứa, nhưng mẹ nên thử ít một và làm nhẹ nhàng xem bé có bị dị ứng ko nhé
21. Với bạn nào sinh thường, bị rạch tầng sinh môn, thì sau khi từ viện về, hàng ngày rửa nước muối ấm pha loãng. Chỉ cần rửa 1-2 lần mỗi ngày là vết khâu hết sưng cực nhanh, vết thương sẽ rất mau lành
22. Mỗi lần nằm cho con bú thì ko được để đầu ti chạm vào chiếu nếu ko sẽ bị tắc tia sữa
23. Không nên cho bé soi gương nhiều vì thế sẽ rất chậm nói
24. Người nhà mà đi đám về nếu bé dưới 1 tuổi phải bước qua lửa mới vào nhà, tắm rửa sạch sẽ mới dc bế bé. Nếu có người nhà hoặc người quen vào thăm bé sau khi đi đám về, sau đó bé khóc nhiều quấy thì lấy 1 con dao nhét vào gầm giường, lấy cái nón lá cũ quơ quanh giường và người bé đọc vía lành ở lại vía dữ cút đi 3 lần xong đem cái nón đi đốt
25. Khi đưa con đi tiêm phòng về đến nhà lấy lát khoai tây đắp vào chỗ tiêm cho con, 1-2 lần để con không bị sốt
26. Lấy chanh tươi, non hơ nóng rồi áp lên mắt mẹ và bé sẽ giúp mắt mẹ và bé sáng. Sau đó, cũng quả chanh đó hơ nóng lăn qua lại dưới nách sẽ kg bị thâm và hôi
27. Khi bé lớn một chút thì cả 2 mẹ con sáng ra đều uống nước ấm với mật ong và lát chanh trước khi tập thể dục và ăn sáng, có tác dụng phòng ngừa các bệnh về hô hấp
28. Hấp lá xương sông giã nát với đường phèn rồi ăn cả nước và cái để trị đau họng.
Nguồn: Tổng hợp WTT
>>> Tham khảo ngay các sản phẩm cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng: