Những lưu ý khi bé bị ngã dập đầu

0
18577

Thông thường thì khi ngã bé sẽ bị chấn thương hộp sọ, vì hộp sọ là vỏ bọc của não, giúp bảo vệ não. Khi ngã thì các mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các u cục lớn, trong trường hợp này cần chườm lạnh cho bé để cục bướu nhanh tan.

Việc chấn thương hộp sọ không đáng lo mà mối lo ngại nhất là việc chấn thương sọ não, tổn thương não dưới dạng chảy máu não hay chấn động não do va đập.

Sau khi bị ngã nếu bé tỉnh táo chơi đùa nói năng đi lại ăn uống bình thường thì chỉ cần chườm lạnh cho bé và theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi ngã. Trong một tiếng đầu sau khi ngã để cho bé thức sau đó cho bé ngủ một chút nhưng vẫn theo dõi bé bằng cách thử đánh thức bé dậy, nếu bé ậm ừ và phản kháng thì mẹ có thể yên tâm, nếu bé ngủ li bì không thể đánh thức, ngủ lim đi thì mẹ nên chú ý đặc biệt.

Giai đoạn tập đi trẻ rất hay bị ngã (ảnh minh họa)Cần đưa bé đi khám bác sĩ khi bé có những biểu hiện như sau khi bị ngã dập đầu:

– Bất tỉnh: Dù chỉ vài giây nhưng nếu bé bị bất tỉnh sau khi ngã thì có thể bé bị khối máu tụ do va đập mạnh, còn nếu bé khóc thét lên ngay sau khi ngã thì bé hoàn toàn tỉnh táo.

– Rối loạn tri giác: Sau khi ngã bé vẫn tỉnh táo nhưng một thời gian sau bé có dấu hiệu lơ mơ, không làm theo những yêu cầu của người khác được, không nhận ra người thân, không nhìn vào mắt mẹ, kích động, khó dỗ…Nếu bé chống cự, khóc lóc khi mẹ định chườm đá cho thì bé vẫn tiếp xúc và nhận thức tốt.

– Nôn: Nhiều bé vẫn nôn do bị ép ăn, do ăn lợn cợn nên để theo dõi bé mẹ chỉ nên cho con uống nước và sữa trong vài tiếng đầu, không ép bé ăn để tránh bé bị nôn do thức ăn chứ không phải do ngã. Cho bé ăn thức ăn lỏng, loãng để bé dễ nuốt. Nếu

– Đi loạng choạng, mất thăng bằng: Có nhiều bé sau khi ngã kêu chóng mặt, đi lại không vững, nếu bé liên tục chóng mặt, đi đứng ngã lên ngã xuốn thì cần đưa bé đi khám tại bệnh viện ngay. Theo dõi bé xem bé có hoạt động bình thường như thường ngày như đi lại vững vàng, di chuyển chân tay bình thường, ngồi ngăn ngắn được hay không? Nếu bé vẫn hoạt động một cách bình thường thì không nên quá lo lắng, theo dõi bé thêm tại nhà.

– Quấy khóc nhiều bất thường: Bé khóc nhiều, khóc không thể dỗ nín được bằng mọi biện pháp sau khi ngã xong được một lúc, có thể bé bị đau và khó chịu hãy cho bé đi gặp bác sĩ ngay.

– Đau đầu liên tục: Nếu bé biết nói và kêu đau đầu, đau liên tục và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

– Dấu hiệu ở mắt: Mắt nhìn mờ, sau khi ngã 24 giờ mắt bé có dấu hiệu như bị lác, hai đồng tử bên mắt không đều, nhìn một hóa hai.

– Chảy máu: Chảy máu hoặc chảy nước ở tai hoặc hai lỗ mũi đều nguy hiểm

– Chân tay tự dưng cảm thấy yếu và liệt, không được như cũ.

Cẩn thận khi bé trèo cầu thang vì rất có thể bé bị trượt chân ngã xuống (ảnh minh họa)

– Ngủ nhiều: Ngủ li bì, ngủ nhiều hơn bình thường, ngủ khó đánh thức, nếu bé ngã vào gần giờ ngủ trưa hoặc tối thì có thể để bé ngủ nhưng theo dõi xem nếu da mặt đang hồng hào chuyển sang nhợt nhạt, tím tái, nhịp thở không đều, ngưng thở trong 10 đến 20 giây, co giật thì cần đem bé đi bác sĩ ngay. Có thể đánh thức bé dậy một phần bằng cách lay bé, bế bé lên cho bé thử ngồi, nếu bé ậm ừ và có phản xạ lại thì bạn có thể yên tâm phần nào, nếu bé ngủ li bì không biết gì trong trạng thái mê mệt thì cần đánh thức bé dậy hoàn toàn, vạch mí mắt bé ra mà bé mở mắt ra nhìn rồi khóc hoặc cười thì không sao còn bé không phản đối gì, mặt nhợt nhạt, thở nông thì có thể bé đang gặp nguy hiểm.

Theo dõi thêm tại nhà

Nếu đưa bé đi khám bệnh sau khi bác sĩ thăm khám và được cho về nhà bé vẫn phải theo dõi tiếp trong vài ngày sau đấy nếu bé vẫn đi lại, hoạt động bình thường, ăn uống tốt thì không sao. Nếu bé quấy khóc nhiều, đau đầu ngày càng tăng, nôn, đi lại khó khăn, khả năng nhìn kém, nhìn mờ, lơ mơ không nhận ra người thân thì cần cho bé đi khám lại để bác sĩ có thể chụp não.

Chụp Xquang không tốt cho các bé vì thế bố mẹ cần làm theo hướng dẫn bác sĩ, nếu bắt buộc cần phải chụp thì mới nên chụp. Không nên vì để cho yên tâm mà chụp não bé dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe bé mà lại không cần thiết.

Các biện pháp tránh cho bé bị ngã.

– Khi bé tập ngồi có thể chèn chăn bông, gối, nệm hoặc mua gối tập ngồi kê sau lưng bé, vì bé có thể ngã ngửa ra sau vì mỏi do lưng còn yếu.

Ghế tập ngồi giúp bé không đau khi ngã (ảnh minh họa)

– Cẩn thận khi cho bé vào xe tập đi, vì bé lao rất nhanh có thể lao thẳng xuống sân, lao ra khỏi nhà hoặc nhoài người qua xe.

– Dùng chắn giường để bé không bị ngã khi ngủ ban đêm hoặc đặt chăn bông, nệm dưới chân giường. Tháo giường, chỉ nằm nệm để tránh bé ngã từ trên giường xuống dưới đất.

– Khi bế bé cần cẩn thận tránh làm rơi bé.

– Dùng chặn cầu thang để bé khỏi ngã khi trèo cầu thang.

– Cẩn thận khi nước, dầu ăn dây ra nhà vì bé có thể bị trượt chân ngã.

– Dọn nhà cửa gọn gàng, tránh các vật nhọn như thành bàn, ghế để bé đi lại không sợ ngã đập vào đó.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM