Những điều mẹ bầu cần biết về hiện tượng suy thai để bảo vệ con yêu

0
1323

Hiện tượng suy thai không phải là hiện tượng hiếm gặp, đã có rất nhiều trường hợp thai bị suy mà người mẹ không biết dẫn đến nguy hiểm cho em bé. Suy thai là tình trạng thai nhi không ổn định – khi lượng oxy cũng cấp cho em bé bị giảm, thường gặp trong lúc chuyển dạ và 3 tháng cuối của thai kỳ. Suy thai có thể xảy ra khi thai kỳ kéo dài quá lâu (quá ngày sinh) hoặc xảy ra khi các mẹ bầu gặp những biến chứng trong thai kỳ hoặc trong khi chuyển dạ. Vì vậy mẹ bầu cần biết những thông tin về hiện tượng suy thai để có thể bảo vệ em bé nhé.

1. Nguyên nhân nào gây suy thai?

 Hiện tượng suy thai hay thai nhi không ổn định có thể do một số nguyên nhân sau.

  • Người mẹ mắc một số bệnh nào đó.
  • Nhau bong non.
  • Dây rốn bị đè ép.
  • Nhiễm khuẩn thai nhi.
  • Tư thế của người mẹ gây lực ép lên các mạch máu chính, khiến bé không nhận được oxy.

suy-thai

Những ai có nguy cơ cao?

Một vài bệnh trong quá trình mang thai có thể khiến em bé có nguy cơ bị suy thai như:

  • Thai chậm phát triển tro ng tử cung
  • Đa ối hay thiểu ối (nước ối quá nhiều hay quá ít)
  • Tiền sản giật hoặc sản giật
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Mang đa thai

Những triệu chứng khi bị suy thai ?

Những em bé đang phát triển tốt trong tử cung sẽ có nhịp tim mạnh, ổn định và có phản ứng đáp lại các kích thích bằng những chuyển động thích hợp.
Những em bé ở trong tình trạng suy thai phản ứng bằng cách giảm nhịp tim, thay đổi kiểu chuyển động (hoặc thậm chí ngừng chuyển động hoàn toàn), hoặc thải ra phân đầu của bé, gọi là phân su, trong khi vẫn ở trong tử cung.

Đó là lý do vì sao việc đếm số lần em bé đạp là rất quan trọng. Bạn hãy làm theo những khuyến cáo của bác sĩ, thường xuyên kiểm tra để xem bạn có thể cảm nhận được 10 cú đạp trong khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ. (Nếu em bé có vẻ ngừng đạp sau một tiếng xem xét, bạn hãy uống các loại nước giải khát ngọt như nước cam rồi thử lại lần nữa).

Lời khuyên cho mẹ bầu bị suy thai

Các bác sĩ khuyến cáo bạn ngủ nghiêng sang bên trái trong thời gian 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ để giữ máu lưu thông giữa bạn và em bé (nằm ngửa gây ép tĩnh mạch chủ – tĩnh mạch chính mang máu từ phần thân dưới trở lại tim).

suy-thai1

Lời khuyên cho mẹ bầu bị suy thai, hãy nằm nghiêng bên trái ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ

Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong hoạt động của thai nhi hoặc em bé ngừng đạp và bạn lo rằng em bé bị suy thai, hãy gọi hỏi bác sĩ ngay. Bác sĩ đầu tiên có thể sẽ khuyên bạn nằm nghiêng người sang bên trái (giúp loại bỏ lực ép lên các mạch máu chính) để xem tình hình hoạt động của em bé có cải thiện không.

Một khi bạn đến bệnh viện hoặc phòng khám (hoặc khi chuyển dạ), bạn sẽ được gắn các thiết bị theo dõi tim thai để xem liệu em bé có thật sự có dấu hiệu suy thai. Bạn có thể được thở oxy và truyền dịch để giúp tăng lượng oxy có trong máu bạn và giúp nhịp tim em bé trở lại bình thường.

Nếu những phương pháp trên không có tác dụng, cách đối phó tốt nhất là cho sinh nhanh (thường là sinh mổ – trừ phi việc chuyển dạ tự nhiên để sinh thường sắp xảy ra).