Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm rất nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các mẹ tìm hiểu rất nhiều phương pháp để áp dụng cho con, tuy nhiên có rất nhiều những cách thức khác nhau khiến các mẹ rất hoang mang. Trong đó một số cách mà các mẹ vẫn luôn áp dụng cho con mà không hay biết điều đó là sai hoàn toàn.
-
Nội dung chính
Ăn dặm là hoàn toàn từ bột/ cháo loãng
Các mẹ thường nghĩ thời điểm ăn dặm thì trẻ chỉ có thể ăn bột ăn dặm hoặc cháo loãng. Nhưng thực tế thì trẻ có thể bắt đầu từ những thức ăn thô ngay từ khi 6 tháng tuổi. Mẹ có thể cho bé làm quen với các thực phẩm như cà rốt, táo, khoai tây, khoai lang …bằng những cách khác nhau để bé làm quen với cách gặm, cắn. Điều quan trọng là tất cả những thực phẩm luôn đảm bảo an toàn và đã được nấu chín.
Kết hợp cùng với đó là các bữa ăn từ bột, cháo loãng để thay đổi đa dạng bữa ăn cho bé. Việc linh động các bữa ăn cũng rất quan trọng, các mẹ đừng nên quá kỳ vọng vào việc bé phải tăng cân lên bao nhiêu mà hãy để những bữa ăn đối với bé thật nhẹ nhàng khiến cho bé thích thú thì sẽ đạt hiểu quả hơn rất nhiều
-
Trẻ sẽ khó hấp thụ nếu cho ăn dầu, mỡ
Quan niệm này rất nhiều mẹ mắc phải , bởi các mẹ luôn nghĩ người lớn ăn cũng cảm thấy khó hấp thụ huống chi là trẻ nhỏ.Nhưng có một điều mà ít mẹ biết được đó là bé cần khoảng từ 30-40% chất béo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của não bộ. Mẹ cần cho bé ăn khoảng 3,5g chất béo/1kg cân nặng mỗi ngày. Các loại dầu dành cho bé như ô liu, dầu hạnh nhân, dầu óc chó…rất là tốt cho sự phát triển của bé.Mẹ còn có thể bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác như từ bơ, mỡ cá, gà…đều là các chất béo rất tốt cho cơ thể ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ tuần hoàn phát triển tốt hơn.
-
Nếu con không chịu ăn món nào nghĩa là con đang rất ghét món đó
Điều này là không đúng mẹ nhé, khi bắt đầu tập ăn dặm là lúc bé làm quen với các thực phẩm ngoài sữa mẹ , những món ăn mới sẽ đem lại sự lạ lẫm đối với bé. Khi tập ăn bé có thể có những biểu hiện như nhăn mặt, hay lắc đầu những điều đó không có nghĩa là trẻ ghét chúng đâu mẹ nhé.
Những lần sau mẹ hãy cho bé ăn thưởng thức lại hương vị đó, khi bé đã dần quen và sẽ ăn được một cách ngon lành.Việc tạo một thói quen và giúp trẻ thích nghi với những điều mới đôi khi là rất khó khăn vì thế các mẹ cần có sự kiên trì nhé.
-
Khi bé ăn dặm thì sữa mẹ sẽ mất chất
Điều này gây ra việc làm sai lầm của một số mẹ, vì cho rằng khi cho bé ăn dặm thì dinh dưỡng từ các bữa ăn đã đủ, sữa mẹ không còn dinh dưỡng nữa và quyết định cai sữa con. Việc làm này khiến cho bé mất đi cơ hội được hưởng các kháng thể , dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể còn non nớt.
Các chuyên gia đã đều đưa ra lời khuyên ,các mẹ nên cho trẻ bú trong vòng 24 tháng song song cùng với việc ăn dặm. Sau 6 tháng là lúc sữa mẹ giảm hàm lượng protein nhưng lại tăng thêm hàm lượng kháng thể, ở giai đoạn này sữa mẹ không khiến con mập mạp mà giúp cho con khỏe mạnh và phòng chống nhiều bệnh tật hơn.
-
Nên cho con tập ăn thịt từ sớm
Thịt luôn được biết là thực phẩm có chứa nhiều sắt,kẽm…nên cần được bổ sung ngay thì khi con bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên thì điều này lại làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé đó mẹ nhé, điều này sẽ dẫn đến việc bé rất khó tiêu và bé chưa làm quen ngay được. Trong 2 tuần đầu mẹ nên cho bé làm quen nhiều với rau củ nhé.
Đối với bé từ 6 – 8 tháng tuổi lượng thịt chỉ nên từ 20-50g/bữa, đừng nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thận của bé.
>>> Mẹ tham khảo: Các loại rau củ tốt nhất cho bé bắt đầu ăn dặm
-
Hầm xương để cho bé ăn dặm
Mẹ luôn cho rằng nước hầm xương rất giàu chất dinh dưỡng, khi hầm thì dinh dưỡng sẽ biến đổi hoàn toàn ra nước và chỉ cần dùng nước đó để chế biến bữa ăn cho bé là được. Nhưng trên thực tế thì những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất đạm , chất béo, khoáng chất…vẫn nằm trong xương, rau, củ. Chính bởi điều này mà mẹ nên cho bé ăn cả nước, cái thịt để có thể đảm bảo chất dinh dưỡng trọn vẹn và đầy đủ cho bé.
-
Hâm đi hâm lại một nồi cháo
Mỗi bữa ăn có bé chỉ chứa một lượng nhỏ khiến mẹ rất khó chế biến, hơn nữa công việc của các mẹ thường khá bận rộn việc chế biến bữa ăn cho bé lại tốn khá nhiều thời gian.Vì thế các mẹ thường hầm một nồi cháo lớn có chứa cả thức ăn cho bé và khi đến bữa ăn đi hâm lại. Tuy nhiên, việc làm này lại dẫn đến việc mất chất và vitamin.Thay vào đó thì mẹ chỉ nên hầm một nồi cháo trắng và chia thành nhiều bữa.Khi đến bữa ăn thì mẹ mới thêm thịt cá,hay thực phẩm mẹ muốn cho bé ăn vào nồi và nấu lên, điều này cũng sẽ rất nhanh mà lại khiến cho nồi cháo nóng thơm ngon và đủ dinh dưỡng cho bé và bé cũng sẽ thích thú hơn vì hương vị và khẩu phần ăn được thay đổi thường xuyên.
Để bé có một khẩu phần ăn đa dạng và khoa học , thì mẹ hãy lưu ý để đừng mắc phải những sai lầm trên nhé. Chúc mẹ sẽ thành công và luôn chăm sóc cho bé thật tốt !
>>> Bài viết xem thêm: