Trong gian đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu này để tránh những hệ lụy xấu có thể xảy ra. Vì vậy, để giữ an toàn cho cả hai mẹ con, khi mẹ gặp những dấu hiệu sau đây trong thai kỳ, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!
Nội dung chính
1. Tử cung đau đột ngột
Những cơn đau tử cung đến bất chợt, kéo dài, tử cung căng cứng, tử cung khó chịu, … mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ ngay. Có thể đây là dấu hiệu của bong nhau non rất nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Đi tiểu quá ít
Đối với hầu hết mẹ bầu, việc buồn tiểu và đi tiểu nhiều là chuyện bình thường bởi sự thay đổi của hóc-môn tác động đến cơ thể ở giai đoạn đầu thai kỳ. Cuối thai kỳ, khi em bé lớn lên, tử cung lúc này gây áp lực lên bàng quang cũng khiến mẹ thấy buồn tiểu và đi tiểu liên tục. Đó là việc hết sức bình thường.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu đi tiểu quá ít, có thể mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ hoặc cơ thể mất nước trầm trọng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân mẹ nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
3. Nôn quá nhiều
Nghén giai đoạn đầu thai kỳ thường không được mẹ bầu quá để ý đến. Nhưng mẹ hãy thật để ý nếu mẹ nôn ói quá nhiều lần trong ngày. Hơn nữa còn đi kèm với triệu chứng sốt, sụt cân, chóng mặt hoa mắt, … Đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục ngay lập tức. Tránh dẫn đến tình trạng mất nước, kiệt sức nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.
4. Tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh
Thông thường mẹ bầu có xu hướng tăng cân dần đều theo từng tháng của thai kỳ đến hết thời gian mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ lại giảm cân tức là sự phát triển của thai nhi đang gặp vấn đề, phát triển không ổn định gây ra rối loạn phát triển. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh cũng không phải là một điều tốt.
Khi mẹ tăng cân nhanh, kèm theo phù nề tay chân, chóng mặt, thị giác không bình thường, … thì có thể mẹ đang gặp dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật. Bất kỳ dấu hiệu tăng hay giảm cân quá nhanh nào cũng không tốt cho mẹ bầu. Hãy chú ý mẹ nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân, con phát triển toàn diện
5. Sự thay đổi của ngực
Thông thường, ngực của mẹ khi mang thai sẽ có sự thay đổi về kích thước (lớn hơn, đầu ngực cứng, căng tức ngực, xu hướng nhạy cảm hơn, …). Điều này hoàn toàn bình thường, chỉ hơi tốn kém chút bởi mẹ phải thay toàn bộ kích cỡ của áo ngực để phù hợp với cơ thể trong giai đoạn này.
Vậy nên, khi mẹ không còn thấy những thay đổi trên về ngực, ví dụ kích thước ngực giảm xuống, không còn căng tức ngực, … rất có thể em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm, có thể chết lưu.
6. Chảy máu, đau bụng
Trong tháng đầu mang thai, mẹ có thể thấy âm đạo rỉ ra 1 chút máu hồng/nâu nhẹ. Đó là 1 trong những dấu hiệu mang thai sớm hay còn được gọi là máu báo thai. Tuy nhiên, khi mẹ bị đau âm ỉ bụng dưới hoặc đau nhói kèm rỉ máu đen không đông, có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Nếu mẹ bị đau bụng dưới và ra máu, có thể bị dọa sẩy. Đến cuối thai kỳ, ra máu có thể là triệu chứng nhau tiền đạo. Tóm lại trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, việc chảy máu âm đạo đều cần được quan tâm và được khám bởi bác sĩ.
7. Xuất huyết âm đạo, ra sữa sớm
Vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, 1 vài mẹ bầu thấy có ra 1 ít sữa màu vàng, đặc sánh được gọi là sữa đầu. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên mẹ bị chảy máu âm đạo kèm theo ra sữa, đau bụng thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Có thể mẹ đang bị rối loạn nồng độ prolactin trong máu, gây ảnh hưởng tới chức năng nhau thai. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ bầu trong lúc mang thai. Theo dõi thêm các bài viết khác của KidsPlaza để tham khảo cách nuôi daỵ con, mang thai bổ ích nhé!
Xem thêm:
>>> Quan hệ tình dục trong khi mang thai cần lưu ý gì?
>>> Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân, con phát triển toàn diện