Những dấu hiệu để nhận biết trẻ Tăng động giảm chú ý gồm những gì ?

0
3674

1. Trẻ hoạt động một cách thái quá : Trẻ con thường hiếu động nhưng nếu bạn thấy trẻ hoạt động liên tục, tay chân múa không ngừng, nhảy nhót, leo trèo, không ngồi yên một chỗ, chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác một cách liên tục.

2. Kém chú ý và tập trung : Trẻ thường xuyên không lắng nghe người lớn nói, hỏi, hoặc đưa ra các câu trả lời liên tục khi người lớn chưa hỏi xong. Không chú ý đến các vấn đề xảy ra trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong sinh hoạt và cả trong lúc vui chơi. Trẻ dễ bị phân tâm với các kích thích bên ngoài, hay quên các đồ đạc.

những-dấu-hiệu-để-nhận-biết-trẻ-tăng-động-giảm-chú-ý-gồm-những-gì

Trẻ thường không thể ngồi yên một chỗ, hoặc trò chuyện với người khác trực tiếp (ảnh minh họa)

3. Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ bị rối loạn tăng động thường gây ồn ào, làm phiền người khác một cách quá mức. Bên cạnh rối loạn về hoạt động trẻ còn có các rối loạn hành vi khác như: rối loạn giấc ngủ (trẻ rất khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu, rối loạn ở trẻ có các mức độ nặng, nhẹ khác nhau phù thuộc tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường tác động đến trẻ.

4. Tiêu chuẩn khoa học để chẩn đoán tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ?

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV:

A.Có tiêu chuẩn (1) hoặc (2):

(1) Có ít nhất là 6 biểu hiện cho thấy trẻ bị tăng động giảm chú ý

Các triệu chứng này tồn tại ít nhất trong khoảng 6 tháng, đến khi không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.

1. Trẻ không tập trung vào các chi tiết, các hoạt động yêu cầu độ tỉ mỉ và kiên nhẫn. Hay phạm những lỗi bất cẩn trong học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống.

2. Khó tập trung, chú ý trong công việc và các hoạt động vui chơi.

3. Không lắng nghe khi người khác nói chuyện trực tiếp với mình.

4. Thường không nghe lời, không làm theo hướng dẫn, không hoàn thành được bài tập ở trường, các công việc nhà, các hoạt động mà người lớn yêu cầu dù trẻ không cố tình có các hành vi chống đối.

5. Khó khăn khi tổ chức và thực hiện các công việc, các hoạt động mà người lớn giao.

6. Né tránh hoặc không tham gia, tham gia một cách miễn cưỡng các công việc, hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, sự cố gắng tinh thần liên tục (như làm bài tập, vẽ, tô tranh, xếp hình…)

7. Hay quên các vật dụng đồ chơi, đồ dùng học tập, các dụng cụ một cách thường xuyên và liên tục.

8. Hay bị kích động bởi các kích thích ở bên ngoài.

9. Quên làm các công việc hàng ngày, hoặc quên các công việc mà người khác giao cho.

những-dấu-hiệu-để-nhận-biết-trẻ-tăng-động-giảm-chú-ý-gồm-những-gì

Các dấu hiệu nhận biết tăng động ở trẻ (ảnh minh họa)

(2). Ngoài ra còn có các triệu chứng tăng động – bồng bột sau đây

Có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong ít nhất là 6 tháng.

Tăng động

1. Tay chân hoạt động liên tục, không ngồi yên một chỗ, lúc nào cũng ngọ nguậy.

2. Không thể ngồi yên một chỗ, rời bỏ vị trí chỗ ngồi trong lớp học hoặc tại các nơi mà có yêu cầu phải ngồi yên một chỗ.

3. Chạy nhảy, leo trèo, hiếu động quá mức trong những tình huống không thích hợp và xảy ra liên tục thường xuyên.

4. Khó tham gia trò chơi, nhất là những trò chơi đòi hỏi phải giữ yên lặng, ngay ngồi một chỗ, những trò chơi đòi hỏi sự kiên trì.

5. Thích và thường xuyên di chuyển, hành động như thể đang lái mô tô.

6. Nói quá nhiều, nói không ngớt miệng.

Bồng bột

– Luôn trả lời khi người khác chưa hỏi xong

– Không đủ kiên nhẫn chờ đến phiên mình

– Luôn quấy rầy và làm gián đoạn, làm phiền người khác ( thường xen vào các câu chuyện, nói leo, xen vào các cuộc nói chuyện các trò chơi…)

– Các triệu chứng tăng động, bồng bột, giảm chú ý xảy ra trước 7 tuổi.

– Tình trạng trên phải được thấy ở ít nhất hai môi trường khác nhau: nhà trường, nhà ở, nơi công cộng.

– Có bằng chứng rõ ràng về tình trạng giảm các chức năng đáng kể trong các hoạt động cả ở trong trường và ở nhà.

– Nhữngtriệu chứng không phải chỉ có xảy ra trong rối loạn phát triển lan tỏa, Tâm thần phân liệt hoặc trong Rối loạn tâm thần khác và chúng không được giải thích rõ bởi một rối loạn tâm thần khác.

Nguồn: Tổng hợp