Những cách hay mẹ cần phải biết để trẻ bớt nôn trớ

0
10103

Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi đều gặp tình trạng nôn trớ. Mẹ hãy thử ngay những cách sau để giúp con giảm nôn trớ

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi thường hay bị nôn trớ do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và dạ dày trẻ nằm ở tư thế ngang nên việc vừa ăn lại trớ ra là chuyện dễ hiểu.

Bình thường nôn trớ sẽ tự giảm khi trẻ lớn lên. Một số trường hợp trẻ bị do dị ứng với các loại sữa công thức, cơ thể yếu hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa. Đối với trẻ sinh non, tiêu hóa yếu, hô hấp kém thì tình trạng nôn trớ càng hay xảy ra hơn.

Mẹ hãy tham khảo ngay các cách dưới đây để giảm bớt nôn trớ ở trẻ (với trẻ nôn trớ bình thường).

  1. Cho con bú đúng cách

Cho con bú đúng cách để sữa có thể xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Vậy cho bé bú như thế nào là đúng?

  • Nếu trẻ bú mẹ nằm: mẹ cho bé bú bầu bên trái trước (lượng sữa trong dạ dày bé còn ít, có thể nằm nghiêng phải), sau đó chuyển sang phải lúc này bé đã no cần được nằm nghiêng trái. Không nên nằm khi bú.
  • Nếu cho trẻ bú bình: mẹ cần dốc thẳng bình sữa để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng bé sẽ bú hơi.
  • Khi đang bú mẹ: Không nên để bé khóc, bé có thể nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày, dễ trào ngược. Cho bé ngậm sâu vào bầu vú, không để bé cười đùa, mẹ không dịch chuyển hoặc lắc mạnh bé.
  1. Giữ chuẩn tư thế khi bé bú/ăn xong

– Khi trẻ ăn xong, nên bế trẻ cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng sang trái và kê gối hơi cao.

Mẹ cần vỗ lưng cho bé ợ hơi. Cách làm này nhằm đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, tránh việc nôn trớ. Thường phải mất từ 5 – 15 phút vỗ lưng trẻ, nhưng lưu ý mẹ chỉ được vỗ nhẹ.

– Tuyệt đối không để bé nằm úp sau khi ăn xong.

  1. Chia thành nhiều bữa nhỏ

Việc bú hoặc ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến dạ dày bị căng lên và đẩy thức ăn ra ngoài. Vì vậy, nếu bé hay bị nôn trớ thì mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ.

  • Không nên ép bé ăn đúng đủ theo lượng mà mẹ tham khảo.
  • Khi bé nhè ra không nên cố bắt bé ăn
  • Với những thức ăn mới mẹ nên chia nhỏ thành và tập cho bé nhiều lần để bé làm quen.
  1. Không nên quấn quá chật bé

Việc mặc quần áo hay bỉm tã khiến thành bụng và dạ dày của trẻ bị chèn ép. Như vậy dễ đẩy thức ăn ngược lên. Mẹ nên mặc cho bé thoáng mát, nới lỏng quần áo nhất là vùng quanh bụng bé.

Lưu ý: Xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ

– Khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm.

– Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định, nên bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này sau khi bé bớt nôn trớ hẳn để cơ thể bé không bị mất nước.

– Cũng có nhiều trẻ khi uống Oresol hay nước lọc vào càng ói nhiều hơn nữa. Tình trạng này mẹ nên chuyển sang cho con uống nước đường hay nước hoa quả, sẽ giúp bé bù nước và giảm mệt mỏi nhanh hơn, nhất là nước đường giúp trẻ giảm nôn trớ rất nhanh.

– Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước đường sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.