Những cách giúp loại bỏ đến 90% hóa chất độc hại có trong rau, củ

0
544

Những cách dưới đây có thể giúp người tiêu dùng phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật:

Thứ nhất: Cách lựa chọn rau

– Khi lựa chọn rau, củ, quả cần phải tìm mua tại các cửa hàng có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, ở một số thành phố lớn như Hà Nội đã có các cửa hàng và sàn giao dịch bán rau sạch, người tiêu dùng nên mua tại đó.

– Với rau quả mua ở chợ người tiêu dùng cần phải lựa chọn những loại rau chứa ít chất kích thích tăng trưởng hay dư lượng thuốc BVTV

Cách chọn rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá muớt, lá bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẻ hơi cằn.

+ Rau ăn ngọn (rau lang, rau muống, đọt bầu bí): không nên mua những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh truởng quá liều và không đảm bảo thời gian cách ly.

+ Rau cải: khi mua nên bẻ ngang phần gốc, Nếu thấy có nuớc từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm luợng Nitrat trong rau rất cao.

+ Rau muống: không nên mua những bó rau có cọng to hon bình thuờng, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn từ xa mặt trên của lá rau rất bóng và muớt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá. Khi luộc rau, nuớc luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nuớc biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

+ Rau bí: không mua bó rau ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống mập và ngắn, ít lông to, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen… là những loại rau bị bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chua đủ thời gian cách ly.

+ Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen… là loại rauị phun quá nhiều phân bón qua lá và có khả năng còn du luợng thuốc bảo vệ thực vật.

+ Các loại quả đậu: không nên mua những quả khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông to là do đã bón nhiều đạm hoặc phun nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do nguời trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

+ Đối với củ quả: không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thuớc vừa phải hoặc hoi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng.

Thứ hai: Không mua rau củ làm sẵn

– Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh, có thể họ hòa các hóa chất độc hại. Ngoài ra, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Thứ ba: Cách rửa và chế biến rau

– Đối với các loại củ, quả, trước khi sử dụng cần được rửa sạch, có thể sử dụng nước muối hoặc ozone để khử trùng. Khi mua nên chọn củ quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Các loại củ, quả phải được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt, nẻ, dập, thối… vì đây là nơi vi sinh vật, các chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể xâm nhập cao.

– Đối với rau, khi chế biến phải nhặt bỏ hết những phần có mối nguy hại, rửa sạch, khử trùng bằng nước muối hoặc ozone. Dù đã khử trùng bằng nước muối nhưng người tiêu dùng cũng không nên ăn rau sống.

Thứ tư: Cách nấu rau củ

Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể loại bỏ được phần lớn các nguy cơ các vi sinh vật, các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể có trong rau bằng cách trần rau bằng nước sôi. Sau khi đã tiến hành các bước nhặt sạch, rửa sạch như ở trên, đun nhiều nước cho tới sôi rồi chắt ra lấy ½ nước sôi để ở ngoài. Sau đó thả rau vào xoong đun cho nước sôi, khuấy đều rau nên rồi chắt nước đi. Sau đó, đổ phần nước sôi đã chắt ra từ trước vào xoong, đun sôi lại cho rau chín, đảm bảo vẫn có một nồi canh ngon, an toàn. Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn dư lượng hoá chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.

Nguồn: st