Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh, dễ giận dữ và kích động. Thứ nhất là do cha mẹ quá nuông chiều con trẻ, họ chăm chút cho con mình từng li từng tí, khiến cho trẻ phụ thuộc vào cha mẹ quá nhiều và về lâu dài chúng sẽ sinh tính ỷ lại thậm chí là bướng bỉnh. Lý do thứ hai chính là việc các bậc cha mẹ vì lý do nào đó mà không có thời gian quan tâm đến trẻ, chúng không nhận được tình yêu thương và sự dạy dỗ tận tình từ cha mẹ thì đương nhiên những tính cách xấu có thể phát triển dần dần mà không ai ngăn cấm. Vậy làm thế nào để ngăn chặn vấn đề đó? Hãy cùng Kids plaza điểm qua những 6 cách dạy trẻ ứng xử đúng mực sau đây nhé!
1/ Quan tâm nhưng đừng cưng chiều quá mức:
Tôi biết có nhiều ông bố bà mẹ rất khổ sở khi lúc nào cũng phải năn nỉ con ăn, thậm chí hay đưa ra phần thưởng là ăn hết cơm sẽ mua quà, mua đồ chơi cho con. Điều này khá sai lầm, bởi về lâu dài trẻ sẽ hình thành tính cách bướng bĩnh và luôn suy nghĩ rằng chỉ khi nào có quà thì mình mới phải làm theo lời bố mẹ!
Nuông chiều là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự bướng bĩnh ở trẻ
2/ Tập cho trẻ tính tự lập:
Ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, truyền thống gia đình, sống gắn bó giữa các thành viên trong nhà đã là một nếp văn hóa sâu đậm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng trẻ em Việt Nam rất thiếu tính tự lập bởi chúng được bao bọc quá kĩ bởi ông bà, cha mẹ…
Có thể lúc đầu, bé sẽ hơi vất vả trong việc tự dọn dẹp đồ chơi của bé, tự gấp quần áo và mền gối. Nhưng việc tập cho trẻ tính tự lập, không dựa dẫm quá nhiều vào người khác từ sớm sẽ khiến trẻ ngày càng bản lĩnh, tự tin và có trách nhiệm với mọi người xung quanh. Một cô bé hay cậu bé bãn lĩnh và tháo vát sẽ rất được bạn bè quí mến, tin tưởng.
3/ Dạy trẻ rút bài học từ mọi thứ trong cuộc sống:
Không cần phải là những lời lẽ cao xa, chỉ cần chỉ cho bé những tình huống thực tế, những bài học cần phải rút ra được sau mỗi sự vật, sự việc. Ví dụ như khi gặp 1 bé nào đó chơi đồ chơi trẻ em nguy hiểm (súng đạn cao su, đao kiếm…) thì cha mẹ phải chỉ cho bé thấy đó là hành động sai, và con không nên làm như bạn…
Điều này đòi hỏi bố mẹ phải thật sự nhẫn nại và suy nghĩ rất nhiều khi rút ra những bài học cho con. Những bài học phải thật súc tích, dễ hiểu. Tuy nhiên, với những bài học thực tế như thế này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng trẻ và khiến chúng nhớ lâu hơn, thấm thía hơn rất nhiều.
4/ Cho bé tham gia các hoạt động đội nhóm:
Khi tham gia vào tập thể, bé sẽ dần hiểu ra trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng. Những chương trình văn nghệ từ các đội thiếu nhi hay công tác từ thiện ý nghĩa của Đoàn Hội…v…v.. sẽ giúp bé trở nên hoạt bát, cởi mở hơn với mọi người.
Hoạt động đội nhóm sẽ phát triển khả năng tiềm ẩn và giúp bé hoạt bát hơn
Trên đây là những cách mà bố mẹ có thể áp dụng để dạy bé yêu ứng xử sao cho đúng mực. Trở thành một con ngoan trò giỏi!