Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên khiến ba mẹ lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi sinh lý ở trẻ là gì? Cách điều trị ra sao? Những thắc mắc liên quan đến nguyên nhân trẻ nghẹt mũi sinh lý và cách điều trị sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài.
Nguyên nhân nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân nghẹt mũi sinh lý ở trẻ là do lúc này đường hô hấp ở trẻ chưa được hoàn thiện. Trung bình, đường kính của ống mũi trẻ chỉ nằm trong khoảng từ 2 đến 3mm. Đây là nguyên nhân khiến cho lượng chất nhầy từ niêm mạc mũi không được tống hết ra ngoài thông qua đường lỗ mũi. Phần chất nhầy tích tụ lại sẽ khiến ống mũi trẻ bị đầy gây ra nguyên nhân nghẹt mũi sinh lý ở trẻ.
Ngoài nguyên nhân chủ quan là do cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ nghẹt mũi, sổ mũi còn do nguyên nhân khách quan từ bên ngoài. Một trong những tác động từ yếu tố bên ngoài khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là vì sức để kháng của trẻ lúc này còn yếu, chưa thể tạo vòng chắn bảo vệ cơ thể thoát khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus…
Nguồn vi khuẩn, virus khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi có thể đi vào cơ thể khiến trẻ bị:
- Cảm lạnh: Khiến trẻ bị hắt hơi, ho và sổ mũi, nghẹt mũi.
- Cảm cúm: Khiến trẻ bị sốt, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
- Dị ứng: Cơ thể trẻ sinh ra phản ứng tự vệ trước tác nhân gây dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi…
- Dị vật: Khi chẳng may mắc dị vật trong mũi cũng sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi. Đây là trường hợp rất nguy hiểm cần xử lý ngay trong thời gian sớm nhất.
Cách điều trị nghẹt mũi sinh lý ở trẻ
Để có cách trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả, đầu tiên bố mẹ phải xác định được nguồn cơn gây ra bệnh. Cụ thể:
- Nếu do dịch tích tụ trong khoang mũi: Mẹ chỉ cần làm sạch khoang mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Fysoline, nước muối Physiodose,… và dụng cụ hút mũi.
>>> Tham khảo TOP các loại nước muối sinh lý cho bé tốt nhất đang được các mẹ tin dùng:
- Nếu do trẻ bị cảm cúm, sốt…: Điều trị bệnh cho trẻ, khi trẻ hết bệnh, hiện tượng nghẹt mũi sẽ không còn.
- Bôi dầu ở lòng bàn chân và massage nhẹ nhàng, sau đó mặc tất cho trẻ trước khi đi ngủ cũng giảm tình trạng nghẹt mũi. Lưu ý, nên sử dụng loại dầu dùng riêng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh môi trường và không khí: Đây là cách làm giảm nguy cơ nghẹt mũi, sở mũi ở trẻ mang lại hiệu quả lâu dài.
- Vệ sinh mũi và họng cho trẻ đúng cách, đúng hướng dẫn.
Trên đây là những thông tin về nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng điều trị. Nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh diễn ra khá thường xuyên và thường xảy ra ở trẻ nhỏ trước 3 tuổi. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng, hãy áp dụng vệ sinh mũi, chỗ ở… để trẻ có được môi trường sống khỏe, giảm trình trạng nghẹt mũi.
Đọc thêm:
>>> Top 5 siro trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay