Theo thống kê tỉ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng (trong đó có cả người lớn và trẻ nhỏ) tương đối cao. Đây là chứng bệnh mà cơ thể phản ứng để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Biểu hiện thường thấy của chứng bệnh đó là ngẹt mũi, chảy nước mũi, người mắc bệnh thường có cảm giác như “bị cảm”, rối loạn giấc ngủ. Viêm mũi mãn tính sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì thế ngay từ bây giờ bạn hãy trang bị cho mình cho các thành viên khác trong gia đình những kiến thức cơ bản sau để phòng chống bệnh và điều trị kịp thời nhé.
Nội dung chính
1. Tìm hiểu sâu về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của những chất lạ vào cơ thể và nhất là qua đường hô hấp. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng qua lại giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ tạo ta chất histamin – chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng luôn gặp phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và hơn hết là ảnh hưởng tới sức khỏe, tốn thời gian, tiền bạc và công sức để điều trị. Đây là chứng bệnh khá phổ biến mà nhiều người mắc phải bởi do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, sự biến đổi khí hậu thất thường, thời tiết chuyển giao mùa,…
2. Có mấy loại viêm mũi dị ứng?
Căn bệnh này được chia làm 3 loại như sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Người mắc loại bệnh này thì sẽ tái phát bệnh theo mùa. Ví dụ như vào mùa hoa nở, khi người bệnh hít phải các loại bào tử nấm hay phấn hoa trong không khí sẽ dẫn tới hiện tượng dị ứng.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bệnh tái phát quanh năm chứ khong theo thời tiết hay theo mùa hay các nguyên nhân khác.
- Viêm mũi do nghề nghiệp: Với một số nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi… cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng dị ứng.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Như phần “Tìm hiểu sâu về bệnh viêm mũi dị ứng” đã nêu trên thì bệnh sẽ biểu hiện khi có sự xung đột giữa các kháng nguyên và kháng thể. Các kháng nguyên gây bệnh thường gặp nhất trong cuộc sống hiện nay đó chính là:
- Bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, lông động vật, khói thuốc, các loại hóa chất, mỹ phẩm, các loại sơn, vôi,…
- Thức ăn khó tiêu hóa dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản,…
- Một số loại thuốc điều trị y học, kháng sinh, gây mê, gây tê,…
- Môi trường ô nhiễm, thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường,… cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh viêm mũi dị ứng.
- Độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở amidan, xoang mũi, lợi, răng miệng gây ra.
- Một yếu tố khác khiến cho bệnh phát triển thuận lợi đó chính là sự dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn.
- Ngoài ra do di truyền hoặc tác động bởi các thành viên khác trong gia đình: Nếu trong gia đình mà có người bị hen, nổi mề đay thì người bị dị ứng cũng rất dễ nhạy cảm và bị kích thích với các yếu tố dị nguyên. Nếu gia đình có người hay bị ứng, các bà mẹ bị dị ứng thì 65% là em bé sinh ra sẽ bị dị ứng theo.
- Dị ứng thường xảy ra trên cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, rối loạn của gan, rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc do các sản phẩm công nghiệp như là mỹ phẩm, khí ga hay sợi tổng hợp gây ra.
4. Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng
Ngạt mũi kéo dài là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra căn bệnh này còn có các biểu hiện khác như sau:
- Ngạt mũi, hắt ơi, chảy nước mũi (thường là chảy mũi loãng trong)
- Cảm giác ù và đầy tai, đau đầu
- Ho khan
- Đau họng và khạc đờm kéo dài
- Mất vị giác, khó tập trung
- Cảm giác giống như bị “cảm” kéo dài
- Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt
- Rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy khi ngủ
5. Cách điều trị và phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng
Để điều trị và phòng chống chứng này thì người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
5.1 Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích dị ứng
Bạn có thể phòng chống bằng các cách sau:
- Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ, quần áo giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên nuôi chó mèo hoặc những con vật có lông khác trong nhà.
- Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
- Hạn chế chơi thú bông nếu như bị dị ứng
- Tránh tiếp xúc nước hoa, các chất nặng mùi, khói thuốc, khói xe,…
- Khi bị dị ứng nghề nghiệp nếu không thể đổi nghề thì người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ để tránh tiếp xúc với chất kích thích dị ứng.
- Đeo khẩu trang, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời, rửa mũi bằng nước muối sinh lý ví dụ như nước muối Fysoline hồng và nước muối Fysoline vàng để làm giảm ngay triệu chứng liên quan đến viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng, bao gồm: đỏ mũi, hắt hơi, ách xì, nghẹt mũi, chảy nước mũi, xuất tiết ở mũi. Bộ dụng cụ rửa mũi Nasopure còn giúp loại bỏ nhầy mũi, các tác nhân gây dị ứng, chất kích thích (ví dụ: bụi, phấn hoa, khói, vi rút, vi khuẩn…), làm thông thoáng đường thở, giúp thở sâu và thoải mái hơn.
>>> Tham khảo các sản phẩm nước muối sinh lý cho bé tốt nhất hiện nay:
5.2. Sử dụng thuốc điều trị
Đây là cách điều trị rất phổ biến. Thế nhưng một lưu ý là người bệnh không nên sử dụng các thuốc dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày vì lạm dụng quá sẽ dẫn tới hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, sẽ khó điều trị hơn.
5.3.Miễn dịch liệu pháp
Nếu biết được chính xác là bị dị ứng với kháng nguyên nào thì điều trị bằng miễn dịch liệu pháp bằng cách tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỉ lệ thành công của phương pháp này sẽ chiểm tới 80-90% và đạt hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo. Nhưng sẽ rất tốn kém thời gian để điều trị, thời gian trị bệnh đến 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Vì thế tùy vào mức độ nặng nhẹ để bạn lựa chọn phương thức điều trị. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên tới bác sĩ thăm khám định kì để được tư vấn tốt nhất.