Bất kì một loại thực phẩm nào mà mẹ ăn cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến bé yêu trong bụng. Vì thế trong thời kì mang thai mẹ bầu cần phải ăn uống khoa học, đủ chất và lành mạnh để bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Trong số 15 loại thực phẩm dưới đây thì có một số loại không hoàn toàn “xấu” tuy nhiên chúng lại có chứa những dưỡng chất không có lợi cho sự phát triển của con nên để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi, mẹ bầu hãy tránh xa những loại thực phẩm này cho đến khi bé được sinh ra nhé!
Nội dung chính
1. Quả nhãn
Nhãn bây giờ đang vào mùa, nhất là vị ngọt, thơm khó khiến các mẹ bầu cưỡng lại được, nhưng vì con mà các mẹ hãy “nhịn mồm bóp miệng” để đến mùa sau ăn nhé. Ăn nhãn nhiều thực sự là không có lợi cho phụ nữ mang thai bởi vì nhãn tính nóng nên có thể gây nóng trong, táo bón và nếu như ăn nhiều quá có thể chảy máu trong và gay sảy thai.
Các bài viết liên quan:
- Chế độ ăn “vào con không vào mẹ” của mẹ sinh đôi, 2 bé chào đời đều nặng trên 3kg
- Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì?
- Uống sữa đậu nành khi mẹ mang thai, LỢI hay HẠI?
2. Quả sơn tra (Táo mèo)
Các mẹ bầu bị nghén thường hay thích những loại quả giòn, chua, chát và ngọt. Loại quả táo mèo lại hội tụ được 4 yếu tố trên nên càng hấp dẫn các bà bầu hơn. Nhưng chớ dại mà ăn loại quả này vì khi ăn có thể kích thích co bóp tử cung, dễ gây sảy thai hoặc những tháng cuối có thể gây sinh non nên các mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa .
3. Quả mướp đắng (khổ qua)
Cũng giống như táo mèo, ăn nhiều mướp đắng cũng có thể gây ra co bóp tử cung gây nên xuất huyết hoặc sinh non. Nếu có thèm thì các mẹ vẫn có thể ăn nhưng nên ăn ít thôi nhé để tránh gây nguy hiểm cho con.
4. Đu đủ xanh
Khi em bé chào đời thì đu đủ xanh lại rất tốt vì giúp mẹ lợi sữa, có nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên nếu bé vẫn còn trong bụng mẹ thì cấm tuyệt đối mẹ ăn đu đủ xanh vì số enzyme trong loại quả này lại gây ra co thắt tử cung. Không chỉ thế, các Papain trong nhựa đu đủ thậm chí có thể còn phá hủy màng tế bào phôi thai. Vì thế tốt nhất mẹ chỉ nên ăn đu đủ chín thật kĩ để tránh nguy cơ gây sinh non, xuất huyết.
5. Rau chùm ngây
Rau chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không có lợi cho mẹ bầu lí do là nó có chứa chất alpha-sitosterol có cấu trúc gần giống như hormone estrogen – có tác động kích thích tử cung co bóp. Nên tốt nhất mẹ bầu hãy tránh xa, Sau khi sinh bé thì mẹ có thể ăn thoải mái để bổ sung thêm đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời lại giúp tử cung co hồi đẩy nhanh hơn các sản dịch ra ngoài.
6. Rau ngót
Cũng giống như rau chùm ngây thì rau ngót cũng chỉ phù hợp với phụ nữ sau sinh để tăng sức đề kháng, thúc đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót nhờ kích thích co bóp tử cung. Chính bởi gây co bóp tử cung nên nó không tốt cho các bà bầu vì có thể gây sinh non.
7. Cây rau má
Cây rau má rất mát và bổ nhưng lại không an toàn với mẹ bầu lí do là làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn/uống sống và cũng có thể khiến thai phụ sảy thai.
8. Nha đam
Loại cây này cần đặc biết tránh bởi đây là tác nhân cực nguy hiểm gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, gây nên các vấn đề về não cho bé và gây sảy thai cho bà bầu.
9. Quả dứa
Dứa là loại quả dầu dinh dưỡng và cũng có lợi cho sự phát triển của bé tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều vì trong dứa có chứa chất bromelain – 1 loại chất làm mềm và gây có thắt tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Vì thế tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn trong thời kì đầu và cuối thai kì, còn lại thì mẹ có thể ăn với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.
10. Rau sam
Mặc dù giàu Omega-3 và các chất dinh dưỡng khác tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ nhưng nếu ăn quá nhiều thì loại rau này lại khiến mẹ bầu bị co thắt tử cung và có thể làm thai chết lưu.
11. Rau mầm
Cho dù rau mầm mẹ tự làm và đảm bảo an toàn 100% không chứa hóa chất nhưng nó cũng không an toan cho mẹ bầu lí do là các loại vi khuẩn (nhất là E.coli và Salmonella) có thể đã xâm nhập vào hạt ra trước khi nó nảy mầm nên sau khi nảy mầm thì khó có thể rửa sạch được. Nếu ăn rau mầm, mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như tiêu chảy, nhiễm khuẩn máu, ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
12. Măng
Măng tươi có chứa Cyanide khiddi vào cơ thể sẽ chịu sự tác dộng của các enzym tiêu hóa và nhanh chóng chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) gây ra tình trạng thiếu oxy cho tế bào. Mặc dù măng khô và măng chưa nồng độ Cyanide đã giảm nhưng chất bảo quản lại không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Ngoài măng ra thì củ sắn, đặc biệt là trong lớp vỏ của củ sắn có chứa nhiều axit HCN nên các mẹ hãy hạn chế hoặc không nên ăn. Nếu có ăn thì cần gọt vỏ thật sạch, sau đó ngâm nước ít nhất 1 tiếng đồng hồ trước khi luộc để giảm bớt độc tố các mẹ nhé.
13. Ngải cứu
Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có tác dụng an thai tốt tuy nhiên nếu dùng ngải cứu “vô tội vạ” thì lại dễ gây xuất huyết, sảy thai hoặc lưu thai. Vì thế khi bầu bí mẹ bầu tốt nhất là nên tránh dùng hoặc nếu có dùng thì cần phải được người có chuyên môn chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho con.
14. Rau răm
Rau răm rất nóng nên nếu ăn nhiều sẽ rất có hại cho thai nhi, khiến mẹ bầu sảy thai vì tử cung bị kích thích co bóp.
15. Gừng dập
Trà gừng sẽ giúp giảm thểu ốm nghén hoặc buồn nôn cho mẹ bầu tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý: Không dùng gừng dập, gừng héo. Vì chất shikimol sinh ra từ củ gừng dập, héo là một loại độc tố có thể gây biến đổi tế bào gan. Và chỉ cần 1 phần củ gừng bị dập, chất shikimol đã có thể nhanh chóng lan khắp cả củ gừng rồi.
Bên cạnh 15 loại thực phẩm kể trên thì mj bầu hãy lưu ý: Cần hạn chế ăn các loại thịt nguội, pate, xúc xích, các đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ hộp, các gia vị cay, nóng,… để có một thai kì khỏe mạnh các mẹ nhé!