Chân vòng kiềng tuy không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng lại khiến dáng đi của bé rất xấu. Nếu không để ý sẽ khó phát hiện được sớm để kịp thời điều chỉnh cho con. Có những việc tưởng chừng bình thường nhưng vô tình lại khiến chân bé bị vòng kiềng. Vì thế các bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kĩ và nắm chắc những điều sau đây để tránh nhé!
Nguyên nhân khiến bé bị chân vòng kiềng, chân khép lại có hình chữ O
- Do bé chịu trọng lực lớn, ví dụ như bé đi lại quá nhiều, cho bé tập đi quá sớm hoặc cũng có thể do bé tăng cân quá đột ngột khiến cho xương phát triển bất thường.
- Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chế độ ăn hàng ngày không hợp lí. Những dưỡng chất cần thiết cho sự chắc khỏe và phát triển xủa xương bị thiếu hụt sẽ khiến xương yếu hơn nên không thể đỡ, chịu được trọng lượng của cơ thể nên xương chân bé cong lại thành hình chữ “O”.
- Do thói quen sinh hoạt hàng ngày: Nếu cho bé nằm sấp quá nhiều hoặc bé thích quỳ gối để chơi đồ chơi,… cũng có thể khiến chân bé vòng kiềng.
- Do bé bị còi xương hoặc do tác động ngay từ khi mới lọt lòng ví dụ như trẻ sinh ngược,…
- Do bé mặc size bỉm quá rộng hoặc quá chật hoặc do mẹ không sử dụng bỉm đúng cách cho bé,…
Cách phòng tránh tình trạng chân bị vòng kiềng cho bé
- Bố mẹ cần lưu ý tới tư thế ngủ và ngồi của con, không nên cho con nằm sấp quá nhiều và cũng tránh việc nắn bóp chân con quá nhiều. Khi bé ngủ nên giúp con luân phiên lật sang 2 bên để phát triển cân đối và tránh khả năng bé bị chân vòng kiềng.
- “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” – đây là quy luật phát triển thông thường ở trẻ. Vì thế thường 9-10 tháng trẻ mới bắt đầu học những bước đi đầu tiên nên tránh ép hoặc tập cho con đi quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển xương chân của trẻ.
- Có đôi khi việc lựa chọn bỉm,tã cho bé không phù hợp hoặc không vừa vặn cũng có thể khiến cho chân trẻ bị vòng kiềng bởi vì kích thước bỉm quá lớn khiến chân bé bị dạng rộng ra hoặc đóng bỉm quá lỏng hoặc quá chật cũng ảnh hưởng tới bước đi của bé.
- Khoàng 3-4 giờ nên thay bỉm cho bé để chống hăm và tránh bé tè nhiều sẽ nặng ảnh hưởng tới bước đi của bé.
- Lựa chọn size bỉm phù hợp với sự phát triển của trẻ.
- Bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm giàu vitamin D và canxi để tốt cho sự phát triển của xương.
Trẻ bị chân vòng kiềng, bố mẹ cần làm gì để khắc phục?
- Không được sử dụng các biện pháp điều chỉnh bằng cách bó chân trẻ lại thật chặt, mà hãy xử lý bằng những phương pháp đơn giản và nhẹ nhàng hơn để tránh “chữa mù ra lòa”.
- Cho bé khom lưng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đặt lên đầu gối, đầu gồi thì hướng vào trong khoảng 10 giây rồi lại đứng thẳng lên… làm khoảng 5-10 lần.
- Mát xa cho bé: dựa theo hướng biến dạng đầu gối của trẻ để hai tay nắm lấy đùi và bắp chân, hai ngón tay cái đặt lên phần gối lồi lên, hai tay dùng lực nhẹ, mát xa theo chiều ngược lại của hướng biến dạng và xoa bóp các cơ, bắp gần đó, khiến cho dây chằng và khớp xương lỏng ra.
- Nếu như chân vòng kiềng của trẻ quá nặng (khoảng cách giữa 2 chân trên 10 độ) thì bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có những tư vấn chữa trị tốt nhất.
Mẹ có thể tham khảo thêm xe tập đi cho bé dưới đây: