Đóng bỉm cho bé là một việc làm quen thuộc đối với những ai đã lên thiên chức làm cha làm mẹ. Đây là một công việc thường xuyên, đòi hỏi người mẹ phải biết cách thay bỉm đúng cho bé vào những thời điểm hợp lý. Vậy, nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi?
Tại Việt Nam, việc đóng bỉm cho bé có thể kéo dài đến khi trẻ 3 – 4 tuổi, thậm chí có trẻ đến 5 tuổi mới thôi đóng bỉm. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu cho thấy, không nên đóng bỉm cho trẻ quá lâu, chỉ nên đóng cho trẻ trong những tháng đầu và ngưng đóng bỉm khi bé được khoảng 2 tuổi. Lúc này, cha mẹ nên tập cho bé cách ngồi bô hay hướng dẫn bé cách tự đi vệ sinh mà không cần bỉm.
Đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi
Nhiều bậc phụ huynh do tính tiện lợi của việc sử dụng bỉm hoặc do việc quen với đóng bỉm hàng ngày mà các bé rất lâu mới chịu thôi đóng bỉm. Có nhiều bé vẫn còn tình trạng đóng bỉm khi đã được 5 tuổi. Điều này thực chất không tốt cho trẻ. Chỉ nên đóng bỉm cho trẻ khi trẻ từ sơ sinh cho đến khi bé được khoảng 1 – 2 tuổi. Đến thời điểm này, cha mẹ cần hướng dẫn cho bé cách quen dần với việc không đóng bỉm, thay vào đó là cách đi vệ sinh hợp lý. Đây cũng là cách hợp lý giáo dục trẻ biết cách tự đi vệ sinh mỗi khi có nhu cầu. Điều này giúp trẻ có ý thức và biết tự giác hơn so với những trẻ chưa thôi đóng bỉm.
Nói lời tạm biệt với những chiếc bỉm bức bí cũng là một cột mốc đáng nhớ của bé. Không có chung một dấu ấn, một công thức cho các bé, tuy nhiên, vẫn có một số kỹ thuật cho phép bố mẹ phát hiện ra thời điểm vàng, giúp bé bỏ bỉm một cách tự nhiên và dễ dàng nhất.
Kiên nhẫn với bé
Dĩ nhiên, điều tiên quyết của việc bỏ bỉm vẫn là việc bé đã đến tuổi hay chưa, thói quen đi vệ sinh như thế nào, tuy nhiên, một trong những điều mà các bậc cha mẹ không nên làm là quát mắng hay nài nỉ quá nhiều về chủ đề này. Bởi nếu không, kết quả mà cha mẹ nhận được sẽ ngược hoàn toàn với mong muốn. Gây áp lực có thể gây ra chấn thương về tâm lý cho bé và sẽ khiến cho việc bỏ bỉm mất nhiều công sức và thời gian hơn. Vì vây, nguyên tắc đầu tiên của quá trình này chính là: kiên nhẫn.
Cùng với đó, cha mẹ cũng cần phân tách rõ ràng giữa bỏ bỉm ngày và bỏ bỉm đêm để không đặt quá nhiều kỳ vọng. Tháo bỏ những chiếc bỉm bức bí vào ban ngày dễ dàng hơn rất nhiều. Trong khi đó, công cuộc bỏ bỉm đêm có thể kéo dài đến hàng năm.
Trẻ mấy tuổi nên bỏ bỉm
Không dùng bỉm ngày
Trước khi bắt đầu bỏ bỉm hãy theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ. Dựa vào những gì quan sát được, bạn có thể thiết lập các quãng thời gian để chủ động cho bé đi vệ sinh, ví dụ 1 tiếng/lần, 2 tiếng/lần.
Trong giai đoạn này, bạn nên sử dụng bô thay vì việc dùng nắp bồn cầu cho bé vì lựa chọn thứ hai gây bất tiện hơn. Ngoài ra, bạn nên tạo không gian riêng, thoải mái, cho phép bé giải trí trong lúc “giải quyết nỗi buồn” như chơi đồ chơi, xem sách với những hình ảnh màu sắc rực rỡ. Điều này khiến việc “đi bô” trở nên vui vẻ và dễ chịu với bé.
Không dùng bỉm đêm
Việc bỏ bỉm đêm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Một trong những nguyên tắc quan trọng là trong vòng 2 tiếng trước khi ngủ, không nên cho trẻ uống nước và bắt đầu giảm tần suất hoạt động. Ngay trước khi lên giường phải để bé đi vệ sinh.
Một số người áp dụng việc gọi bé dậy giữa đêm để đi tè. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia phản đối hành động này bởi việc cắt ngang giấc ngủ ngon của bé tệ hơn rất nhiều so với việc một chiếc giường bị ướt.
Trong những ngày thực hiện bỏ bỉm, để tránh phải thay đệm và ga giường thường xuyên, bạn có thể sử dụng thêm ga hoặc thảm chống thấm.
Ở phần này, nguyên tắc là kiên nhẫn chờ đợi dấu hiệu thích hợp. Nếu bé có một tuần bỉm khô liên tục thì đây chính là thời điểm bé đã sẵn sàng nói lời tạm biệt với những chiếc bỉm.
Thông thường, nhu cầu mặc bỉm đêm của bé có thể kéo dài đến năm 4, 5 tuổi. Nếu đến 6 tuổi, bé vẫn phải dùng bỉm thì đây là lúc bạn nên tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi sớm hay muộn thì bé cũng sẽ học được cách điều khiển cơ thể và nhu cầu.
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
>>> Những điều cơ bản bố mẹ phải biết khi dùng bỉm cho bé
>>> 5 dấu hiệu nhận biết đã đến lúc thay “Size” bỉm cho bé