Nấu bột cho trẻ có nên cho gia vị? là vấn đề gây tranh cãi “không hồi kết” cho nhiều bà mẹ trên nhiều cộng đồng hay mxh. Mình cũng từng rất căng thẳng khi đưa ra quyết định này trong thời kỳ ăn dặm của bé. Còn các mẹ đang theo trường phái nào?
Chuyên gia nói gì về “Nấu bột cho trẻ có nên cho gia vị?”
Có thể dễ dàng tìm thấy những topic kiểu như ” Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối?”, “Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn nước mắm?”, “Có nên cho đường vào bột của trẻ?”, “Trẻ mấy tháng tuổi thì cho ăn nước mắm”…luôn sôi nổi trên các diễn đàn mẹ và bé. Sau một hồi tranh luận vẫn có 2 trường phái tương đương. Ai cũng có lí lẽ, ai cũng bảo vệ quan điểm của mình. Còn các chuyên gia, họ nói gì về vấn đề này?
Trẻ em với hệ tiêu hóa non nớt đặc biệt là ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi giai đoạn bắt đầu làm quen với thức ăn dạng tinh bột thì nhu cầu dung nạp muối cho cơ thể là rất ít. Thực tế, nhiều tài liệu cho rằng trẻ dưới 1 tuổi không cần muối, không nên nêm muối vào đồ ăn của bé sẽ gây ảnh hưởng tới thận và hệ tim mạch của bé là không sai, nhưng chưa đầy đủ.
Cơ thể luôn cần muối để hoạt động và muối là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Vì vậy, việc muối nêm nếm trong đồ ăn là việc cần thiết. Nhưng khi nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ mẹ cần chú ý nêm đúng theo độ tuổi, để đảm bảo phù hợp với cơ thể của bé, tránh gây quá tải cho các cơ quan tiêu hóa còn non nớt.
Hành động của mẹ khi nêm gia vị quá sớm có thể dẫn tới rối loạn vị giác, khiến trẻ biếng ăn và không nhận biết được trọn vẹn hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm. Tương tự, nếu thêm quá nhiều dầu mỡ thì sẽ làm phá vỡ cấu trúc thức ăn, gây ngấy khiến trẻ chán ăn. Hoặc có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu hoặc thừa cân béo phì.
Chức năng thận của bé dưới 1 tuổi còn rất non nớt, việc mẹ nêm quá nhiều muối/ đường sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dẫn đến giảm chức năng thận và các vấn đề về tim mạch của trẻ.
Ngoài sữa thì các loại ngũ cốc, thịt, hoa quả, rau củ trong khẩu phần bổ sung đều có lượng muối nhất định để đáp ứng được nhu cầu cơ thể trẻ 6-12 tháng.
>>> Có thể mẹ quan tâm Top 6 gia vị ăn dặm an toàn cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn:
Thực phẩm cho bé giai đoạn bắt đầu ăn dặm
Theo chuyên gia, giai đoạn con bắt đầu ăn dặm có 2 tiêu chí mẹ cần phải dạy con đó là học cách ăn an toàn, không dị ứng và dùng đa dạng thực phẩm. Trong đó gạo là thực phẩm ít gây nguy cơ dị ứng nên giới thiệu ở dạng cháo loãng, tăng độ đặc và cấu trúc dần theo độ tuổi.
Với các loại củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang ít gây dị ứng có mùi vị trung tính ít gây phản ứng cho bé. Tương tự như thế, với các loại rau: rau lá mỏng, ít gân lá sẽ ít gây dị ứng hơn rau cho lá dày, nhiều gân và nhiều mùi.
Với nguồn chất đạm thì cha mẹ nên bổ sung nguồn chất đạm giàu sắt vì nguồn sắt dự trữ trước sinh hết dần. Nhóm chất đạm giàu sắt gồm thịt heo/ thịt bò/ lòng đỏ trứng gà.