Từ xa xưa khi có phụ nữ có bầu mọi người vẫn khuyên nên ăn cá chép. Cá chép có rất nhiều công dụng vừa giúp bà bầu an thai, lại giúp cho thai nhi khi sinh ra có làn da trắng mịn, môi đỏ…
The quan niệm dân gian thì cá chép chủ trị an thai nên khi thai động, hoặc bà bầu bị phù thì nên ăn cá chép rất tốt. Không những thế, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Ngoài ra thì theo dân gian thì ăn cá chép còn giúp sinh con da trắng , môi đỏ, thông minh.
Tham khảo một số món ăn từ cá chép: Để không bị ngán khi ăn quá nhiều thì các mẹ có thể thay đổi cách nấu với nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị. Với các chép dễ chế biến vì vậy từ các chép mẹ có thể làm rất nhiều món.
1. Cháo cá chép
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
– Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
– 1 nắm gạo nếp
– 2 củ hành khô
– Lá ngải cứu
– Rau mùi ta, thì là
Cách làm:
– Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
– Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
– Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. Cá chép nấu canh chua
Chuẩn bị:
– Cá chép: 400 g
– Cà chua: 4 quả
– Dưa chua: 1 bát con
– Gừng: 1 nhánh nhỏ
– Hành lá, thì là, rau dăm
Cách làm:
– Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.
– Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.
– Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm ½ thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.
– Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.
– Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).
– Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.
>>> Mẹ bầu nên tham khảo các loại sản phẩm tốt cho thai kì:
3. Cá chép sốt cà chua
Nếu mẹ nào không ăn được cháo cá chép hoặc không có thời gian để nấu cháo, các mẹ có thể chế biến món cá chép sốt cà chua rất đơn giản.
Chuẩn bị:
– Cá chép 1 con
– Cà chua
– Hành lá
– Tỏi băm, gừng băm
Cách làm:
– Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.
– Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
– Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.
– Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
– Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
4. Cháo cá chép đậu đỏ
Chuẩn bị:
– 1 con cá chép 500g
– 120g đậu đỏ
– 1 lát gừng 5g
– Hành khô 10g.
Cách làm:
– Đậu đỏ vo qua với nước sạch, nhặt các hạt sâu mọt rồi ngâm ngập trong nước ít nhất 4 tiếng cho thật đẫy.
– Sau đó cho đậu vào nồi, đong thêm 300ml nước sạch cho vào đun cùng đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa.
– Cá chép sau khi làm sạch thì chặt khúc, có thể luộc qua rồi cho vào nồi đậu ninh cùng đến khi nhừ thành cháo. Nêm chút hạt nêm, bột ngọt cho vừa vị. Cháo nhừ thì dập gừng, thái hành lát mỏng cho vào cùng.
Lưu ý: Nấu cháo nhạt sẽ tốt hơn cho tiêu hóa. Cháo đậu đỏ cá chép sẽ giúp phụ nữ khi mang thai ở tháng thứ 5-6 khỏi chứng bị phù chân, sưng mặt.
5. Canh cá chép với táo
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 1 con cá chép khoảng 500g
– Đại táo (táo tàu) 40g
– Các gia vị hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, 100g hành hoa.
Cách làm:
– Cá sau khi làm sạch, đánh vẩy rồi chặt khúc vừa ăn, ướp cá với 2 thìa café hạt nêm, 2 thìa café nước mắm, để ngấm trong 30 phút.
– Táo rửa sạch, ngâm với nước muối loảng. Hành hoa rửa sạch, thái phần củ riêng, lá riêng.
– Phi thơm hành củ với dầu nóng rồi cho cá vào chiên qua cho vàng hai mặt, chế thêm 250ml nước lọc, đợi nước sôi thì thả táo tàu vào cùng, ninh thêm 10 phút nữa là canh được.
– Nêm cho vừa vị ngọt mặn, thả hành lá vào rồi tắt bếp.
Ăn canh cá chép với táo vào những tháng đầu thai kì có tác dụng trợ thai sinh trưởng và phát triển tốt, kiện tỳ dưỡng huyết cho bà mẹ.
6. Cháo cá chép với hành và nghệ
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Cá chép 1 con khoảng 500g
– Gạo tẻ 100g, 50g hành lá
– 1 thìa café bột nghệ, 1 thìa café rượu vang
– 1 thìa canh nước mắm và 1 thìa canh hạt nêm.
Cách làm:
– Cá chép làm sạch, chặt khúc, khía các đường nhỏ quanh lườn để dễ ngấm gia vị. Ướp cá với 1 thài rượu vang, bột nghệ trong 20 phút rồi luộc chín với chút nước.
– Sau đó lấy cá, gỡ bỏ xương lấy thịt và nước luộc. Gạo tẻ vo qua rồi cho vào ninh với 200ml nước thành cháo. Đợi đến khi cháo nhừ thì cho nước luộc cá và thịt cá vào ninh thêm 5 phút.
– Cuối cùng cho thêm gia vị, hạt nêm, nước mắm cho vừa. Ăn nóng cùng với chút hành hoa, hạt tiêu cháo sẽ không bị tanh.
Cháo này có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù và lợi sữa cho mẹ.
Ngoài các chép thì các mẹ cũng nên ăn thêm trứng gà, uống nước rừa, ăn cam và nước cam cũng có tác dụng rất tốt giúp cho mẹ sinh em bé có một làn da trắng hồng, mịn màng như mơ ước. Chúc các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh !.
– Tổng hợp –