Xin chào các bạn, tôi là bố của 2 đứa trẻ. Trước đây khi vợ tôi đẻ đứa đầu, tôi không phải động chân động tay gì, do có ông bà 2 bên giúp đỡ nhiều. Nhưng từ sau khi bé thứ 2 chào đời, tôi cũng phải lục đục tham gia vào công cuộc chăm con cùng vợ . Cả nhà ai cũng trêu rằng tôi có duyên với chuyện ị đái của cậu con thứ 2. Cứ thay bỉm cho con là thế nào tôi cũng bị “dính chưởng”. Không những thế cứ đều như vắt chanh, khi nào chuẩn bị bê mâm cơm dọn ra ăn thì cậu con lại mặt mũi đỏ gay đòi ị thối. Thế là ngày nào cũng vậy, tôi cứ nhồm nhoài nhai cơm thì vợ lại lấy bô rồi rửa đít hì hục cho con.
Tôi rất sợ cứt, nước đái… của con, và mỗi lần vợ tôi thay tã cho con tôi toàn chạy ra chỗ khác,… nhưng sau dần con càng ngày càng lớn, càng đáng yêu,… con cười và ê a với tôi,… tình yêu con trong tôi lớn lên và tôi muốn tự tay mình làm tất cả những việc đó cho con. Cảm nhận việc chăm con như một niềm hạnh phúc. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ đôi điều với bạn.
Chúc mừng bạn đã trở thành cha! Rất mau sau đây thôi, bạn sẽ ngập đầu trong tã lót và phải dùng đến cả tăm xỉa răng chống mắt lên để mà cầm cự với cơn buồn ngủ. Để giúp bạn, dưới đây là một số “bí kíp chân truyền”:
Phần 4.
Có rất ít điều trên đời có thể ngọt ngào hơn việc cho con bú. Dù bạn và vợ bạn có chọn cho con bú bình, bú sữa mẹ hay kết hợp cả hai, thì bạn đều có thể giúp đỡ được. Những hướng dẫn dưới đây là dành riêng cho bạn – ông bố trẻ lý tưởng.
Cho bé bú bình hoặc kết hợp nhiều phương pháp cho bé bú
– Cảnh báo an toàn: Không bao giờ hâm nóng sữa công thức hay sữa mẹ trong lò vi sóng, vì những điểm nóng không đều có thể làm con bạn bị bỏng. Thay vào đó, hãy để bình dưới vòi nước ấm hoặc ngâm hẳn bình trong nước ấm trong vài phút. Hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên phía trong cổ tay của mình. Sữa nên bằng nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn một chút, không bao giờ được để sữa nóng. Khi nghi ngờ, hãy làm nguội bình trước khi cho con bú.
– Nghiên cứu loại bình và núm vú tốt nhất cho con bạn.
– Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú để nhờ họ tư vấn nếu con bạn đang bú mẹ thì khi nào nên cho bé bú bình thêm.
– Tự phong cho mình danh hiệu “Chuyên gia Bình sữa.” Rửa sạch và khử trùng bình và núm vú. Những bình và núm vú của những nhãn hiệu khác nhau có những hướng dẫn lau rửa khác nhau. Một số nhãn yêu cầu đun sôi núm vú và bình trong nước nóng, tháo bằng kềm vô trùng, và đặt úp ngược xuống trên một cái khăn giấy sạch để cho khô dần. Những nhãn hiệu khác lại yêu cầu chỉ đun sôi núm vú trước lần sử dụng đầu tiên, và rửa sạch chai và núm vú bằng dụng cụ cọ rửa bình sau mỗi lần sử dụng với xà phòng và nước nóng, sau đó súc rửa sạch lại. hãy đọc hướng dẫn sử dụng cho loại bình mà bạn đang sử dụng và cứ thế mà thực hiện theo!
– Xung phong cho con ăn. Tìm một vị trí ngồi có thể dựa lưng và đặt tay thoải mái. Cho con nằm ở tư thế nửa dựa vào người bạn: mông bé ở trong lòng bạn, còn đầu và lưng dựa vào phía trong cánh tay của bạn. Giữ đầu và cột sống của con thẳng vì việc nuốt sẽ trở nên khó hơn nếu đầu của bé bị chúi quá nhiều về phía trước hoặc sau. Đặt núm vú (không chỉ phần đầu núm) giữa lưỡi và vòm miệng của bé, và luôn giữ cho núm vú trong tình trạng đầy sữa để tránh bé nuốt khí vào bụng.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Đúng vậy, nuôi con bằng sữa mẹ là điều rất tự nhiên. Cũng như bước đi vậy – nhưng ít người trong chúng ta làm được trong lần thử đầu tiên. Cả bé và mẹ đều cần thời gian – đôi khi phải mất tới 6 tuần – để có được nhịp điệu chung và vượt qua được những biến chứng không lường trước được. Sự giúp đỡ và động viên của bạn có thể làm tăng đáng kể khả năng thành công của việc này.
– Tìm hiểu cơ chế của những tư thế cho bú khác nhau. Từ góc độ của mình, người mẹ sẽ rất khó để biết được liệu tư thế cho con bú của mình đã đúng chưa. Ví dụ, ở tư thế bế con trên tay, trẻ sơ sinh và mẹ có thể nằm áp bụng vào nhau. Bạn hãy đặt bé nằm mũi ở ngang tầm với núm vú của mẹ, đầu hơi thấp hơn một chút so với vú mẹ. Góc này khuyến khích con bạn há miệng to khi bú. Hãy bảo đảm môi trên và môi dưới của bé nằm ở trên và dưới núm vú mẹ, vú mẹ nằm hoàn toàn trong miệng bé. Môi của bé nên che quanh quầng vú (khu vực đậm màu xung quanh núm vú), nơi các đường dẫn sữa tụ tập.
– Vai của mẹ nên được thư giãn, thả lỏng chứ không chụm lên tới tai. (Ai cần xoa bóp cổ không nào?)
– Có thể nhận ra những dấu hiệu của tình trạng ứ sữa, nhiễm trùng vú và tắc ống dẫn sữa.
– Thu thập thông tin liên lạc của những chuyên gia tư vấn cho con bú và nhóm hỗ trợ các bà mẹ cho con bú ở địa phương. Bạn cũng hãy cùng có mặt khi vợ bạn đến gặp cố vấn hay chuyên gia tư vấn cho con bú.
– Bạn hãy nhận trách nhiệm giữ cho các bộ phận của máy bơm sữa luôn sạch sẽ và sẵn sàng.
– Bế con khi vợ bạn tìm tư thế cho bú thoải mái nhất. Đầu tiên, cô ấy có thể cần bạn giúp điều chỉnh tư thế của con.
– Đưa cho vợ bạn điều khiển TV, một quyển sách, nước uống hay đồ ăn vặt. Việc cho con bú làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng và người phụ nữ sẽ mau chóng bị mất nước.
– Cuối cùng, ngồi xuống bên cạnh vợ mình và bầu bạn với cô ấy. Làm cô ấy cười. Hãy nhớ, một bà mẹ cho con bú cảm thấy phải chịu trách nhiệm đối với sức khỏe và sự phát triển của con (điều này thỉnh thoảng có thể khiến cô ấy cảm thấy quá tải). Hãy động viên vợ bằng bất cứ cách nào bạn có thể và cùng xem gia đình mình phát triển.
Giúp bé ợ khi sau khi bú
Dù bạn chọn cho con ăn theo cách nào thì khi bú bé cũng sẽ nuốt vào cả không khí, và hành động ợ sẽ giúp giải phóng những khí không cần thiết ấy. Nhưng đừng lạm dụng nó vì bé sẽ nuốt vào nhiều không khí hơn khi bạn rút bình ra hay cho bình lại vào miệng bé. Nguyên tắc cơ bản là cho bé ợ hai lần: khi bé bú được nửa bình và khi bú hết. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì cho bé ợ khi đổi bên và khi bú xong.
Trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng ợ. Khi này bạn hãy vỗ nhẹ vào lưng bé khoảng 3-5 phút. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến:
– Áp bé vào ngực bạn: Một tay giữ con áp vào ngực bạn (hãy bảo đảm đầu bé được đặt an toàn dựa vào vai bạn). Tay còn lại, bạn hãy vỗ nhẹ phần lưng dưới của bé, hơi lệch sang bên trái của cột sống – đó là vị trí của dạ dày bé đấy.
– Cho bé ngồi trong lòng bạn: Cho bé ngồi trong lòng bạn, hướng mặt ra ngoài. Đặt một lòng bàn tay lên bụng bé. Duỗi các ngón của tay đó tạo thành hình chữ V (ngón cái và ngón trỏ). Đỡ đầu bé bằng cách đặt cằm của bé lên chữ V này (ngón cái và ngón trỏ của bạn nên ở hai bên của miệng bé). Dùng tay còn lại của bạn vỗ nhẹ lưng dưới của bé, tập trung vào vùng phía trên dạ dày.
Trầm cảm sau sinh
Cuối cùng thì, dù được làm cha mẹ là một trải nghiệm ly kì và thú vị, nhưng bạn có thể thấy niềm vui trước sự xuất hiện của con đột ngột trở thành những cảm giác khó chịu, đầy lo âu, đầy nước mắt, sự xuống tinh thần không thể lý giải nổi của vợ mình. Trong trường hợp này, có thể mẹ của bé đang phải trải qua tình trạng “buồn nản sau khi sinh” một phản ứng sinh học của cơ thể trước việc giảm đột ngột mức nội tiết tố sau khi sinh bé, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 50-75% bà mẹ sau khi sinh con. Thường thì việc tham gia vào một nhóm trợ giúp hay nói chuyện với những bà mẹ khác có thể giúp vợ bạn giảm bớt và vượt qua được những cảm xúc tiêu cực. Sự động viên và sự ủng hộ tình cảm của bạn lúc này là vô giá.
Tuy giai đoạn “buồn nản sau khi sinh“ này thường ngắn ngủi và có thể không cần đến sự điều trị của bác sĩ, nhưng trầm cảm sau sinh lại là một vấn đề khác và có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị. Nếu bạn nghi ngờ vợ mình đang bị bất cứ vấn đề nào trong số hai vấn đề trên, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.
Sự ra đời kỳ diệu của một em bé có lẽ là sự kiện lớn nhất và hạnh phúc nhất trong đời của một người lớn, và là kinh nghiệm ràng buộc quan trọng nhất mà một cặp đôi có thể có với nhau. Bạn và vợ đang bước vào một vai trò mới trong đời, đặt nền móng cho một mối quan hệ không chỉ gồm tình yêu mà còn sự động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều năm tới. Cuối cùng, đây không phải là món quà tốt nhất bạn có thể tặng cho con mình sao?