Làn da mỏng manh của bé yêu luôn khiến mẹ bận tâm, đặc biệt là vấn đề hăm bí do đóng bỉm không đúng cách. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm trạng và sự phát triển của bé. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ mách mẹ một số mẹo nhỏ về “cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm”.
Nội dung chính
- 1 Trẻ bị hăm do đâu?
- 2 Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm
- 2.1 Thay bỉm định kỳ, tránh để da bé tiếp xúc lâu với chất thải
- 2.2 Sử dụng cho bé những loại bỉm đến từ những nhà sản xuất lớn, có nguồn gốc rõ ràng
- 2.3 Sử dụng cho bé những loại bỉm mỏng, thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt
- 2.4 Chọn lựa size bỉm phù hợp cho bé giúp hạn chế tình trạng bỉm chật, cọ xát gây tổn thương da trẻ
- 2.5 Vệ sinh sạch sẽ và lau khô để da trẻ luôn khô ráo, thoáng khí
- 2.6 Sử dụng cho bé các loại kem dưỡng ẩm, ngừa hăm
Trẻ bị hăm do đâu?
Hăm tã – “kẻ thù” đáng gờm của mọi em bé, khiến vùng da nhạy cảm của bé ửng đỏ, ngứa rát, khó chịu. Hiểu được nguyên nhân là bước đầu tiên để mẹ “chiến thắng” và bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu:
- Bỉm của bé bị đóng 24/24: Việc đóng bỉm liên tục khiến da bé bí bách, ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến hăm tã.
- Mặc bỉm cho bé quá lâu: ba mẹ quá bận rộn nên không có thời gian thay bỉm cho bé sau 3 – 4 tiếng khiến da bé tiếp xúc với nước tiểu và phân, dẫn đến hăm.
- Bỉm chất lượng thấp: Vi khuẩn, hóa chất độc hại trong bỉm kém chất lượng “tấn công” làn da nhạy cảm của bé, gây hăm và kích ứng.
- Bỉm “chật chội” hay “rộng thùng thình”: Bỉm quá chật cọ xát vào da bé, bỉm quá rộng sẽ không ôm kín được khiến bé tè dầm tràn ra ngoài, cả hai đều dẫn đến hăm tã.
- Chất tẩy rửa trong bột giặt làm kích ứng làn da bé: Chất lưu hương, tạo mùi, chất tẩy trong bột giặt, nước giặt có thể khiến bé có da nhạy cảm bị kích ứng và hăm.
Tham khảo TOP bỉm chống hăm cho bé bán chạy nhất KidsPlaza:
Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm
Làn da mỏng manh của bé yêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Để bảo vệ bé khỏi bị hăm và các vấn đề về da, việc chọn bỉm phù hợp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bí quyết “chọn bỉm thông minh” giúp mẹ an tâm:
Thay bỉm định kỳ, tránh để da bé tiếp xúc lâu với chất thải
Trẻ sơ sinh “bận rộn” đi vệ sinh trung bình 10 – 20 lần mỗi ngày. Nếu mẹ không thay bỉm thường xuyên, bé sẽ phải tiếp xúc lâu với nước tiểu và phân, dẫn đến nguy cơ bé bị hăm cao do vi khuẩn tấn công. Vậy mẹ nên thay bỉm cho bé sau bao lâu?
- Thay bỉm sau tối đa 4 tiếng để đảm bảo vệ sinh cho bé.
- Thay bỉm ngay sau khi bé đi nặng.
Tham khảo: Hướng dẫn cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Sử dụng cho bé những loại bỉm đến từ những nhà sản xuất lớn, có nguồn gốc rõ ràng
- Lựa chọn bỉm từ các thương hiệu sản xuất nổi tiếng như Bobby, Huggies, Moony,… để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé.
- Chọn mua bỉm tại các cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sử dụng cho bé những loại bỉm mỏng, thoáng khí và có khả năng thấm hút tốt
- Bỉm có khả năng thấm hút nhanh và hiệu quả sẽ giữ da bé luôn khô ráo, hạn chế tiếp xúc với chất thải, giảm nguy cơ hăm tã.
- Bỉm được làm từ chất liệu mềm mại, an toàn (như vải không dệt, sợi bông) sẽ nâng niu làn da mỏng manh của bé, tránh kích ứng và mẩn đỏ.
Chọn lựa size bỉm phù hợp cho bé giúp hạn chế tình trạng bỉm chật, cọ xát gây tổn thương da trẻ
Một trong những nguyên nhân gây hăm da ở trẻ sơ sinh là do bỉm chật, cọ vào da gây ra các tổn thương. Thông thường mỗi thương hiệu bỉm sẽ có bảng phân loại kích thước khác nhau dựa trên mức cân nặng của bé. Tuy vậy, kích cỡ bỉm cũng chịu ảnh hưởng bởi số đo thực tế của vòng đùi, bụng của trẻ. Vì vậy, mẹ cần chọn những loại bỉm vừa vặn, phù hợp với cân nặng và đặc điểm cơ thể bé.
Vệ sinh sạch sẽ và lau khô để da trẻ luôn khô ráo, thoáng khí
Làm sạch da mỗi khi thay bỉm cho bé là bước vô cùng quan trọng để tránh hăm bí, giúp bé yêu luôn thoải mái. Mẹ ơi, hãy ghi nhớ những lưu ý sau để vệ sinh da bé hiệu quả:
Sử dụng sản phẩm làm sạch có kết cấu mềm mại:
- Chọn khăn mềm và nước ấm để lau da bé. Hoặc sử dụng khăn ướt dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Lau kỹ vùng da có nếp gấp:
- Vùng da có nếp gấp thường dễ bị hăm, cần lau kỹ.
- Lau nhẹ nhàng, tránh chà mạnh gây tổn thương da bé.
Thấm khô da hoàn toàn:
- Dùng khăn mềm thấm khô da trước khi mặc bỉm mới vì da ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm.
Sử dụng cho bé các loại kem dưỡng ẩm, ngừa hăm
Làn da mỏng manh của bé yêu cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Kem dưỡng ẩm và kem ngừa hăm là những sản phẩm hữu ích giúp mẹ bảo vệ da bé khỏi tình trạng khô nẻ, hăm đỏ.
- Ưu tiên dùng các sản phẩm lành tính phù hợp với da bé
- Kiểm tra kỹ thành phần, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm
- Chọn kem có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ hiệu quả hơn.
“Cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh không bị hăm” sẽ được hình thành từ những thói quen nhỏ nhất của mẹ. Kids Plaza mong rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức giúp việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan:
>>>Top 5 bỉm chống hăm cho trẻ sơ sinh được tin dùng nhất
>>>Review bỉm Huggies tràm trà có tốt không?
>>>Review bỉm Huggies Nature Made có thực sự tốt? Có mấy loại?