Tình trạng ngạt mũi khiến bé phải thở ra hít vào bằng miệng, dẫn đến cổ họng khô rát, nguyên nhân chính gây ra viêm họng. Tuyệt chiêu trị ngạt mũi cho bé dưới đây sẽ giúp con giảm cơn khó chịu do mũi tắc nghẹt hiệu quả.
1. Chườm nước ấm lên tai
Việc chườm nước ấm lên tai bé sẽ giúp giảm tình trạng ngạt mũi khó thở rất tốt. Cách làm như sau mẹ lấy khăn nhúng vào nước ấm nóng, sau đó chườm ở hai bên tai khoảng 10-15 phút. Trong quá trình chườm nếu khăn nguội thì nhúng lại nước ấm sau đó chườm tiếp.
Hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn huyết quản sẽ giãn ra giúp thông lỗ mũi.
2. Thoa dầu nóng, dầu tràm vào lòng bàn chân
Thoa dầu nóng, dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé khi bé bị ngạt mũi do cảm cúm, hắt hơi xổ mũi. Việc làm này rất hiệu quả và có thể thực hiện cho cả những bé sơ sinh.
Ngoài ra với em bé 1,5 tuổi trở lên, mẹ có thể dán một miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân bé cũng giúp bé giảm khó chịu vì ngạt mũi cảm cúm hiệu quả.
3. Kê gối cao hơn khi ngủ
Nếu con bị ngạt mũi mẹ cũng nên kê gối cao hơn khi ngủ. Khi kê gối cao sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý phải kê hẳn một phần vai của con lên gối giúp bé không bị mỏi cổ.
4. Massage mũi cho bé
Massage mũi cũng giúp giảm ngạt mũi khó thở hiệu quả. Cách massage mũi dùng ngon tay cái và ngón tay trỏ của bạn vuốt nhẹ nhàng hai bên sống mũi để sống mũi nóng lên. Thực hiện thao tác này vài lần bé sẽ thở dễ dàng hơn.
5. Cho bé uống nước chanh pha mật ong.
Một tuyệt chiêu nữa giúp giảm ngạt mũi rất hiệu quả là cho bé uống nước chanh ấm pha mật ong.
Nước chanh mật ong giúp làm tan dịch nhầy giảm tình trạng tắc nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện với bé trên 1 tuổi.
– Sưu tầm –
>>> Tham khảo ngay các sản phẩm tinh dầu tràm cho bé: