Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thời gian ôm ấp cho con bú giúp gắn kết tình yêu thương mẹ con rất nhiều. Nhưng đến một giai đoạn bạn sẽ phải lựa chọn cai sữa cho con. Điều này sẽ khiến con cảm thấy khá hụt hẫng, quấy khóc và mè nheo,.. Vậy giải pháp nào cho mẹ để cai sữa trong sự hòa bình “không khóc”. Cùng xem các mẹ nhỏ sau nha.
Nội dung chính
Khi nào mẹ cai sữa cho bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn từ 6 tháng đến khi 2 tuổi. Tuy nhiên không có một thời gian cụ thể để mẹ phải cai sữa, điều này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe/cuộc sống của mẹ như
- Mẹ gặp các vấn đề sức khỏe như phải dùng thuốc kháng sinh, mắc các bệnh truyền nhiễm, liên quan tới bầu vú.. làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa
- Mẹ quay trở lại công việc
- Mẹ gặp các vấn đề căng thẳng, áp lực
- Bé đã đủ cứng cáp như biết leo trèo, leo cầu thang (khi đó bé đã lớn tầm 2 tuổi – đây cũng là độ tuổi được khuyên cai sữa)
Nhưng một điều lưu ý, mẹ nên cai sữa khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bé đã tự ngồi thẳng, cứng cáp, vận động tốt
- Bé đang tập nói
- Bé đã bắt đầu ăn dặm
- Bé nhận biết được nhiều điều và các màu sắc, vật dụng
Các dấu hiệu này cho thấy hệ thần kinh và vận động của bé đã phát triển khá tốt, nên khả năng tự đề kháng của bé cũng tốt ngay cả khi không còn bú sữa mẹ
>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi cho con ăn dặm
Cai sữa thế nào để con không khóc
Trước khi thực hiện cai sữa, mẹ cần chú ý:
- Trẻ phải có sức khỏe tốt, không trong tình trạng ốm/bệnh. Vì khi bé đang ốm thì sẽ rất là kén ăn, quấy khóc, không thích sự thay đổi
- Không cai sữa khi thời tiết khắc nghiệt/khó chịu như giao mùa, hè nắng/đông lạnh vì báo hiệu những thay đổi thời tiết sẽ ảnh hướng sức khỏe của bé sắp tới
- Mẹ đảm bảo bé vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn sau cai sữa
- Mẹ cần kiên trì và từ từ thực hiện cai sữa, tránh việc khiến trẻ bị sốc/hụt hẫng dẫn tới việc khó hợp tác
Các cách cai sữa hiệu quả:
- Dùng thuốc cloxit
Thuốc Cloxit được gọi là thuốc đắng, loại thuốc này rất an toàn cho bé, không gây đau đến mẹ nên mẹ yên tâm sử dụng. Mẹ chỉ cần nghiền thuốc cho vào ít nước và bôi lên ti mẹ. Khi bé ti thấy đắng sẽ tự động nhả ra, sau vài lần thì bé sẽ thấy rén và không đòi ti nữa
2. Hóa trang bầu ngực
Cách này có thể áp dụng cho các bé đã nhận viết được màu sắc. Khi bầu ngực của mẹ có màu sắc lạ sẽ khiến bé ngần ngại và có thể không đòi bú nữa. Nhiều mẹ đã áp dụng và hiệu quả cai sữa hết sức nhẹ nhàng. Mẹ có thể dùng son, nghệ, băng dính, củ dền,… để bôi
3. Giảm số lần và lượng sữa cho 1 lần bú
Để cai hẳn thành công, mẹ cần giảm số lần trong một ngày để bé thích nghi dần dần. Đồng thời cũng không kích thích lượng sữa mẹ về nữa, tránh các tình trạng căng tức sữa/viêm/nhiễm trùng
Rút ngắn thời gian bé ti trong 1 lần: từ 5 phút 1 lần xuống chỉ còn 3 phút 1 lần bú. Thay vào đó mẹ có thể cho bé ti bằng sữa công thức, hoặc thêm cho bé 1 bữa ăn dặm nhẹ (bánh/ nước hoa quả/ sữa chua,..)
4. Không nhắc hoặc tự ý cho bé ti: Chỉ cho bé ti khi bé đòi hoặc dỗ bé khóc bằng cách khác chứ không phải là cho ti vào miệng bé
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo cai sữa “không khóc” cực hay
5. Tự làm mất sữa:
Khi sữa mẹ mất dần thì bé cũng không còn gì để ti nữa và sẽ tự bỏ. Mẹ có thế uống thuốc hoặc lá để làm mất sữa như: lá dâu, lá lốt, lá bạc hà,… mẹ sẽ gặp tình trạng đau rát đầu ti do bé cố gắng ti và cắn để sữa ra
6. Bôi dầu gió vào ngực mẹ
Mẹo này đơn giản được các mẹ truyền tai nhau khá hiệu quả. Dầu gió cay và mùi nồng sộc vào mũi nên khiến bé sợ và tránh xa không dám lại gần. Sau vài lần bé sẽ không đòi ti nữa
7. Tăng cữ ăn dặm của bé
Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian cai sữa và bé không bị đói, mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 vài bữa phụ (bánh, flan, nước hoa quả, hoa quả nghiền,..)
8. Tập cho bé ti bình
Để dễ dàng cai sữa thì tập cho bé ti bình, sữa mẹ vắt ra cho bé ti hoặc sữa mẹ vắt sẵn bảo quản trong tủ lạnh, khi bé ti mẹ sẽ hâm sữa. Điều này cũng giúp việc cai sữa nhẹ nhàng hơn.
Chăm sóc mẹ và em bé sau khi cai sữa
Cả mẹ và em bé sẽ có nhiều cảm xúc thay đổi sau khi cai sữa, nhưng để vượt qua thì mẹ đừng chỉ nghĩ đến em bé mà hãy quan tâm cả bản thân nữa.
Một số mẹo để mẹ vượt qua các vấn đề sau khi cai sữa:
- Ngực mẹ căng tức, đau nhức: việc này các mẹ thường sẽ gặp phải do lượng sữa không còn được bé tiêu thụ như thường lệ, nhưng sau 1 thời gian lượng sữa sẽ giảm dần và mất dần khả năng sản sinh ra sữa nên mẹ yên tâm nhé. Để giảm tình trạng đau nhức mẹ có thể làm các cách sau:
+ Sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau hoặc uống thuốc giảm đau
+ Hút sữa bớt ra để giảm căng tức bầu ngực. Nhưng không nên hút hết bầu ngực để không sản sinh ra sữa
+ Mẹ luôn bổ sung các dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái
- Với các bé, mẹ cần chú ý các vấn đề sau sau khi cai sữa:
+ Bé không ti bằng sữa mẹ thì sẽ thay thế bằng sữa công thức
+ Thêm các bữa phụ và thêm nhiều món ăn làm phong phú bữa ăn của bé
+ Theo dõi cân nặng xem bé có thay đổi quá nhiều hoặc không lên cân trong thời giai đoạn này không
+ Chú ý đến vấn đề bé phát triển chiều cao, phát triển xương
+ Không ép con ăn, đặt ra các quy luật trên bàn ăn đề bé dần quen và tuân theo
Nguồn: eva.vn
Tham khảo một số sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho bé:
Xem thêm:
>>> Bí quyết để cai sữa đêm cho bé
>>> Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ cai sữa