Mẹ bỉm cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm sau Tết?

0
8

Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn dặm sau Tết? Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn hay rối tinh rối mù với những việc không tên để gia đình có một cái tết chu toàn nhất thì lúc này các mẹ bỉm lại trở lại với công việc và chăm con. Để bé có thời kỳ ăn dặm suôn sẻ nhất, mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm từ các mẹ bỉm trước khi bắt tay vào thời kỳ ăn dặm của trẻ sau Tết nhé!

Lưu ý khi cho bé lần đầu ăn dặm sau Tết

an-dam-sau-tet-1.jpg
Bé lần đầu ăn dặm sau Tết cần lưu ý gì?

Có nhiều mẹ lựa chọn thời điểm sau Tết để bắt đầu thời kỳ ăn dặm cho con, điều này rất hợp lý vì lúc này mẹ có nhiều thời gian để chuẩn bị hơn là thời điểm trước Tết. Vậy, khi cho bé ăn dặm sau Tết, mẹ cần lưu ý điều gì? Đó là:

  • Lựa chọn kiểu ăn dặm phù hợp với bé: Hiện nay có rất nhiều kiểu ăn dặm có cả phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng. Mẹ hãy dựa vào tính cách của bé, cách sống của gia đình để lựa phương pháp ăn dặm phù hợp với con. 
  • Dành khoảng thời gian cho bé thích nghi: Đối với các bé ăn dặm lần đầu, việc làm quen với thức ăn mới cần có thời gian để thích nghi. Mẹ hãy cho bé thử ăn dặm với số lượng ít và tăng dần lượng thức ăn theo thời gian.
  • Tôn trọng nhu cầu của bé: Mỗi bé sẽ có nhu cầu về lượng thức ăn khác nhau. Vì vậy, mẹ không nên ép con ăn theo ý của mình. Khi nào bé thấy đủ, hãy để bé ngừng ăn. 
  • Nếu trẻ không phản ứng tốt với việc ăn dặm, mẹ nên ngưng vài ngày sau đó thử lại.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để mẹ thử bắt đầu cho con ăn dặm là khi bé 4- 6 tháng tuổi.
  • Trong thời gian ăn dặm, mẹ tiếp tục cho bé sử dụng sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • Hãy cho bé bắt đầu từ những thực phẩm an toàn, tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.

Cho bé tiếp tục ăn dặm sau kỳ nghỉ Tết

an-dam-sau-tet-3.jpg
Sau Tết, ba mẹ hãy cho bé thích nghi lại với quá trình ăn dặm theo khuôn khổ

Đối với các bé lớn đã quen với việc ăn dặm thì khi kỳ nghỉ Tết đến phần nào ảnh hưởng đến các con bởi nhiều nguyên nhân (đi chơi xa ở nhà nội hoặc nhà ngoại; đi du lịch cùng gia đình; mẹ bận bịu với công việc không có thời gian chuẩn bị đồ ăn dặm cho con,…).  Để tiếp tục kỳ ăn dặm cho bé được thuận lợi để bước vào công việc cho năm mới, ba mẹ lưu ý như sau:

  • Thông báo cho trẻ biết đã hết kỳ nghỉ, và gia đình sẽ trở lại cuộc sống thường ngày, bố mẹ đi làm và bé đi học hay ở nhà với nội (ngoại),… Tuy bé còn nhỏ nhưng sẽ ý thức được sự khác nhau giữa Tết và ngày thường khá rõ ràng, việc thông báo có thể bé chưa hiểu hoàn toàn nhưng sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp nhận quay trở lại nếp sống thường ngày.
  • Không dùng đồ ăn Tết trữ trong tủ lạnh để chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé: Qua Tết, những thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đã được bảo quản trong thời gian dài, không còn tươi, mẹ nên mua đồ tươi mới để chế biến thức ăn dặm cho con.
  • Không nên nóng vội thúc ép con ăn theo ý muốn: Nếu qua thời gian 7 đến 10 ngày đã thay đổi thói quen ăn dặm trước đó, lúc này muốn rèn con về khuôn khổ cần chút thời gian, mẹ không nên nóng vội hay quát tháo nếu con không chịu hợp tác. Thay vào đó hãy để cho trẻ thời gian thích nghi lại từ đầu. Tuy vậy, thời gian dành cho trẻ thích nghi sẽ ngắn hơn so với thời gian trẻ làm quen ăn dặm lần đầu.
  • Dành nhiều thời gian cho bé sau Tết: Tết bé thường xuyên được gặp và chơi đùa cùng ba mẹ, do đó khoảng thời gian sau đó ba mẹ đừng quay lại quỹ đạo đột ngột, hãy bản thân bé thời gian thích nghi. Việc này ảnh hưởng đến tâm tình của bé, đồng thời ảnh hưởng đến ham muốn ăn dặm của con.
  • Bổ sung thêm sữa và đồ ăn dinh dưỡng: Nếu sau Tết trẻ lười ăn dặm hơn, mẹ có thể bổ sung thêm sữa (sữa mẹ, sữa bột) cho bé để trẻ không bị thiếu dưỡng chất.

Trên đây là một số nội dung lưu ý những việc các mẹ bỉm cần làm khi cho bé ăn dặm sau Tết đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm và trẻ đã quen với quá trình ăn dặm. Việc ăn dặm của trẻ là bước quan trọng trong việc hình thành các thói quen ăn uống và làm quen thực phẩm mới, do đó ba mẹ cần kiên trì, không nên nóng vội. Đặc biệt, mỗi bé sẽ có nhu cầu ăn khác nhau, mẹ không nên so sánh sức ăn giữa các bé khiến bản thân mình và con thêm áp lực. 

Bài viết liên quan: