Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ và thực đơn hàng ngày cần

0
3311

Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của các mẹ trong thời gian mang thai. Mẹ sẽ gặp các vấn đề gì và cần chú ý khẩu phần ăn như thế nào nếu nhỡ may mắc tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ và biến chứng thế nào?

Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin của cơ thể.

Hormone insulin là giúp glucose trong máu di chuyển đến tế bào tạo ra năng lượng cho sự sống của cơ thể. Khi mang thai, cơ thể mẹ tự động đề kháng với insulin ở mức độ nhẹ để nồng độ glucose trong máu cao hơn và truyền cho thai nhi trong bụng.

Khi quá trình này diễn ra quá mức khiến cơ thể không còn tạo ra đủ insulin hoặc không đáp ứng được insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn rồi gây nên tiểu đường thai kỳ.

Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, em bé sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sau:

  • Bé có cân nặng quá mức
  • Sinh non
  • Trẻ sinh ra có thể gặp hội chứng suy hô hấp
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Bé có thể bị béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2
  • Thai chết lưu

Xây dựng chế độ ăn cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ vẫn đủ năng lượng và dinh dưỡng mỗi ngày, bé vẫn khỏe, phát triển tốt. Mẹ cần chú ý:

  • Điều chỉnh chế độ ăn để mức đường huyết ở mức bình thường
  • Huyết áp ổn định, không ăn các chất béo có hại cho tim mạch
  • Cân nặng khi mang thai hợp lý
  • Tinh thần lạc quan

Vậy mẹ cần có chế độ ăn uống riêng và khoa học trong thời gian mang thai như sau:

  • Hạn chế độ ăn có nhiều đường, tinh bột (vì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng đường huyết do insulin không thể chuyển hóa hết lượng đường dung nạp vào cơ thể)
  • Ăn thêm các chất đạm qua các thực phẩm như ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng (1 quả/tuần)
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi, rau luộc thay vì rau xào
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Chia nhiều bữa nhỏ, tránh việc 1 bữa ăn quá nhiều

Những thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn và nên tránh?

Nên ăn:

  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ: 3 chính 2 phụ. Để lượng đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn hoặc có lúc lại quá thấp
  • Thịt nạc, đậu phụ, sữa chua, các loại sữa bầu ít béo/không béo/không đường
  • Các loại hạt đậu, đỗ, gạo lứt
  • Các loại trái cây ít ngọt, rau củ quả

Có thể mẹ quan tâm:

Nên tránh:

  • Thực phẩm dễ tăng đường huyết: kem, chè, bánh cao, trái cây quá ngọt,..
  • Thức ăn đóng hộp
  • Thức ăn chế biến quá mặn
  • Hạn chế độ chiên xào, đồ ăn nhiều chất béo
  • Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt, chất kích thích

>>> Có thể mẹ quan tâm: Sữa bầu cho người tiểu đường nên dùng loại nào tốt nhất?

Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng tham khảo

  • Bánh mì kẹp trứng, rau trộn salad
  • Phở, bún bò, miến
  • Cháo yến mạch với thịt

Kết hợp cùng ly sữa không đường

Bữa trưa và tối gợi ý

Bữa trưa thực đơn sẽ cần chuẩn bị cầu kỳ và đầy đủ hơn. Chú ý lượng tinh bột nhất định và vừa phải. Chuẩn bị các món ăn cùng như sau:

  • Sanwich gà + salad rau quả
  • Cá hồi nướng + súp bí đỏ, bông cải hấp
  • Cơm trắng, canh rau, thịt hầm

Bữa phụ gợi ý

Bữa phụ giúp mẹ thêm năng lượng và điều hòa đường huyết, mẹ chỉ cần ăn các món đơn giản như bánh mì bơ đậu phộng, sữa chua trái cây, salad cá hồi,..

Mẹ bầu chú ý sức khỏe mỗi ngày để đón bé yêu chào đời an toàn, mẹ khỏe nhé.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Xem thêm: