Thời tiết lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường,…là những vấn đề các mẹ bầu thường lo lắng khi có kế hoạch sinh con vào mùa đông. Để đón thiên thần nhỏ chào đời được khỏe mạnh, ấm áp, mẹ không nên bỏ qua những lưu ý dành cho bà bầu “vượt cạn” vào mùa đông được chúng tôi chia sẻ dưới đây!
Nội dung chính
Các lưu ý khi sinh con vào mùa đông
Mùa đông năm nay được dự báo có thời tiết rét đậm, rét hại, điều quan trọng nhất mà bố mẹ nên nhớ đó chính là chuẩn bị quần áo và phòng ốc thật ấm áp để bảo vệ sức khỏe của bé.
Khi đi đẻ vào mùa đông, mẹ bầu cũng cần phải chuẩn bị đồ đạc lỉnh kỉnh hơn so với khi đi đẻ vào các mùa còn lại. Tuy nhiên lợi thế khi sinh con vào mùa đông đó chính là thời kỳ ở cử trong phòng không bị nóng bức, bí bách như mùa hè.
Thời tiết mùa đông cũng không ủng hộ cho việc giặt đồ của bé. Chính vì vậy quần áo, chăn gối của bé cần chuẩn bị với số lượng nhiều hơn để vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng hàng ngày của mẹ và con. Bên cạnh đó bé tè nhiều hơn so với tính toán của chúng ta, cần chuẩn bị quần áo đầy đủ để không phải mất công chạy đi mua thêm.
Sinh con vào mùa đông: cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị tài chính
Điều quan trọng nhất cho kế hoạch sinh đẻ và nuôi trẻ sơ sinh đó chính là tài chính. Khi mẹ bầu đi đẻ, các dịch vụ ở viện đã khá tốn kém rồi. Không kể trước đó, chúng ta còn chuẩn bị đồ sơ sinh cho mẹ và con vào mùa đông, rồi chuẩn bị sữa, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ dùng gia dụng.
Đồ dùng chuẩn bị cho một lần sinh nở khá nhiều và vô cùng tốn kém. Tùy theo điều kiện gia đình và các dịch vụ mẹ bầu muốn sử dụng chúng ta linh hoạt số tiền cần chuẩn bị vì mỗi gia đình có kế hoạch chăm sóc con khác nhau.
Chuẩn bị đồ sơ sinh mùa đông
Đây là điều chắc chắn mà các mẹ bầu sinh vào mùa đông không thể bỏ qua. Như chúng tôi đã nói ở trên, đồ sơ sinh mùa đông cho bé sẽ cần phải chuẩn bị nhiều hơn so với các mùa khác và nên chọn chất liệu giữ ấm nhưng không gây khó chịu cho làn da của bé. Mẹ có thể tham khảo những gợi ý mà chúng tôi đã tổng hợp sau đây:
Quần áo sơ sinh
- Số lượng ít quần áo sơ sinh ngắn tay (2-3 bộ), chuẩn bị nhiều quần áo dài tay (10-15 bộ), quần áo liền thân, body, áo gile, áo nỉ, áo khoác,…Chúng ta không nên mua quần áo len vì thực chất áo len không đủ để giữ ấm cho cơ thể của con mà còn ảnh hưởng đến làn da mỏng manh trẻ nhỏ vì sợi chỉ bị sờn ra. Mẹ nên mua quần áo có cúc cài giữa hoặc buộc dây eo để tiện lợi việc thay đồ thường xuyên cho con.
- 10 đôi tất chân, tất tay bằng vải cotton hoặc bằng len. Giữ ấm chân tay cho bé rất quan trọng và giúp bé tránh tự cào vào mặt mình. Tất tay tất chân mẹ cũng nên chọn loại có dây buộc sẽ linh hoạt được kích thước cổ tay, cổ chân của con và không gây nên các vết hằn trên da.
- Bỉm và tã: Thời gian 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh đi vệ sinh liên tục, mẹ cần chuẩn bị 20-30 chiếc tã, 1 bịch bỉm, 15 miếng lót chống thấm, lót phân xu. Làn da của trẻ sơ sinh mới đầu rất nhạy cảm nên cần có thêm kem chống hăm, kem giữ ẩm vào mùa đông để da bé luôn được mịn màng, an toàn.
- Quần đóng tã: 20-30 cái, giúp tã của bẽ không bị lệch khỏi mông, hạn chế tè trật ra ngoài.
- Khăn xô: cần chuẩn bị 40 cái khăn xô vì vào mùa đông mẹ có thể dùng khăn xô quàng cổ giữ ấm cho bé, vừa có thể giúp bé không làm bẩn quần áo khi trớ sữa ra ngoài.
Đồ gia dụng
- Túi ngủ: giúp giữ ấm vị trí con nằm để không phải chuẩn bị chăn dày cho con. Chăn dày khiến con bị khó chịu vì cựa quậy, đạp chân, đạp tay không được thoải mái, chỉ đắp chăn vừa mỏng để khi vô tình chăn úp trên mặt con cũng không bị ngạt khí.
- Máy hâm sữa: mùa đông, mẹ phải luôn ăn đồ nóng để con bú không bị mắc các vấn đề về tiêu hóa. Bên cạnh đó sữa mẹ sau khi bé không ti hết nhưng vẫn còn nhiều, chúng ta có thể hút sữa ra bình và làm nóng bằng máy hâm sữa khi bé cần.
- Nhiệt kế: Dùng để đo nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể bé, tránh các bệnh về đường hô hấp.
Chuẩn bị phòng ốc
- Máy sưởi: Có nhiều gia đình lắp điều hòa 2 chiều trong phòng ngủ cho mẹ và bé, tuy nhiên mùa đông có độ ẩm thấp, dễ gây khô da, chúng ta không nên sử dụng điều hòa. Gia đình có thể mua máy sưởi chạy bằng dầu, loại bỏ hoàn toàn cách sưởi ấm bằng than. Vì mùa đông nhiều mẹ có thói quen đóng kín phòng ốc, khi ngủ quên sẽ gây ngạt khí.
- Phòng tắm: Phòng tắm của bé bao giờ cũng phải có nước nóng để có thể lau rửa cho bé thường xuyên vì bé đi vệ sinh nhiều lần trong ngày (trước khi tắm cho bé mẹ nên làm ấm tay mình để sờ vào da bé cho đỡ lạnh).
- Không nên đóng cửa phòng kín quá vì không có thay đổi oxy thường xuyên mẹ và bé đều cảm thấy ngột ngạt. Chúng ta có thể thỉnh thoảng mở cửa sổ phòng để tắm nắng cho bé và hít thở oxy bên ngoài.
Chăm sóc sức khỏe cho bé
- Nước muối sinh lý: Sau khi sinh xong, trong giỏ đồ cần phải có 5-10 bình nước muối sinh lý để vệ sinh rốn, mắt, mũi cho bé được an toàn.
- Bổ sung vitamin: Vào mùa đông các bé không thể tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp, chỉ cần có 1 ít gió lạnh vào hoặc không lau khô người hoàn toàn sau khi tắm cũng dễ khiến cho bé bị cảm lạnh. Chính vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D3 cho bé để vừa tăng cường miễn dịch vừa bổ sung canxi cho bé.
- Mẹo giữ ấm: Nếu trong phòng có lò sưởi, trước khi mặc quần áo hay lau người cho bé, mẹ có thể hơ ấm quần áo trên máy sưởi 1-2 phút rồi thay cho con. Làm như vậy vừa giúp con cảm thấy thoải mái mà không bị lạnh.
Tham gia lớp học tiền sản
Trước khi sinh con vào mùa đông, bố mẹ có thể tham gia lớp học tiền sản. Những chia sẻ của các chuyên gia từ lớp học sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm con tốt hơn vào mùa đông lạnh đấy. Hầu như các lớp học tiền sản đều được tổ chức vào cuối tuần nên bố mẹ có thể sắp xếp thời gian để đi cùng nhau.
Gợi ý đặt tên cho con sinh vào mùa đông
Đặt tên gì cho con cũng là điều nhiều bố mẹ háo hức khi sinh con vào mùa đông. Tên của con thường có ý nghĩa đặc biệt để đánh dấu kỷ niệm chào đời, năm ấy có gì nổi bật và trên hết đó là những mong muốn của bố mẹ, ông bà muốn con cái luôn được khỏe mạnh, chăm ngoan, xinh đẹp, may mắn, dễ nuôi,…
Đặt tên con trai sinh vào mùa đông: Hải Đông, Cao Đông, Trung Đông, Giang Đông, Mạnh Tùng, Hoàng Bách, Tùng Lâm, Đức Tùng, Hữu Phước, Thanh Phong, Tùng Quân,…