Theo quan niệm xưa thì phụ nữ sau sinh thuộc thể hàn nên các lỗ chân lông giãn ra. Nếu tắm gội rất dễ bị cảm lạnh và nguy nhất là gây ra bệnh hậu sản. Nhưng sản phụ sau sinh nhiệt độ cơ thể tăng cao, người đổ mồ hôi, sữa về ướt áo khiến người nóng ức, hôi ham khó chịu nên tắm gội không thể kiêng mãi được. Nếu cứ kiêng khem tắm gội tuyệt đối theo quan niệm của người xưa thì không chỉ khiến tâm lí mẹ không thoải mái, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng không chỉ tới mẹ mà còn cả với bé.
Mẹ sau sinh hãy tắm gội một cách khoa học để không chỉ an toàn mà còn khỏe mạnh trong suốt thời gian ở cữ với những lưu ý cần nhớ sau đây nhé
Mùa hè mồ hôi ra nhiều nên da luôn dinh dính, nhớp nhớp rất khó chịu. Nếu thân thể không được vệ sinh sạch sẽ kéo theo nhiều chứng bệnh xảy ra với người mẹ như là nổi mẩn, viêm da, tắc tuyến sữa hoặc viêm đầu vú. Vùng kín của mẹ nếu không được vệ sinh sạch thì cũng dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như là nhiễm trùng âm đạo, viêm loét vết rạch tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu,… cũng rất nguy hiểm.
Vì thế nếu kiêng tắm gội, cơ thể sẽ rất bức bối và khó chịu. Và các bác sĩ đã nói rằng việc kiêng tắm rửa là phản khoa học.
Sản dịch tiết ra tương đối nhiều trong những ngày đầu sau sinh nên việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín là điều rất cần thiết. Nếu ra nhiều thì cần vệ sinh nhiều lần hơn. Nếu cảm thấy quá bẩn thì sản phụ có thể lau người. Lưu ý khi lau người: giữ ấm phòng, đóng kín cửa để tránh gió,lấy khăn sạch và lau người bằng nước ấm, khi lau xong thì cần lau khô ngời ngay và mặc quần áo nhanh để không bị lạnh, bị cảm.
Tùy vào tình hình thời tiết mà các mẹ điều chỉnh số lần lau người, mùa đông 1-2 lần và mùa hè thì có thể nhiều hơn miễn sao cơ thể mẹ thấy thoải mái là được. Các mẹ có thể tự lau hoặc nhờ người nhà giúp đỡ.
Sau khi sinh khoảng 1 tuần, nếu sức khỏe tốt hơn và sản dịch ra ít hơn thì các mẹ có thể tắm rửa bình thường. Những thứ cần chuẩn bị trước khi tắm: Nước ấm khoảng 40 độ, nhiệt độ phòng duy trì khoảng 22 độ C, đóng cửa và tránh gió. Các mẹ không tắm quá lâu, tối đa là 10 phút.
Khi tắm thì hãy rửa mặt đầu tiên, sau đó là tắm rửa cơ thể và cuối cùng là gội đầu.
Tại sao cần rửa mặt đầu tiên? Lí do là khi tắm lỗ chân lông trên mặt mở rộng nhất, rửa mặt trước nhất giúp tránh được vi khuẩn có hại cho da. Có thể mát xa vùng mũi và trán một chút.
Nên tắm rồi mới gội đầu vì nếu gội đầu trước sẽ khiến cho các mạch máu trên đầu khó lưu thông bởi sự chênh lệch nhiệt độ, có thể dẫn tới hiện tượng choáng váng. Vì thế nên gội đầu mẹ nên để là khâu cuối cùng.
Xem thêm các sản phẩm dầu gội và sữa tắm cho mẹ sau sinh bán chạy tại KidsPlaza:
Khi tắm không nên kì quá mạnh vì có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ da. Kì cọ nhẹ nhàng vừa làm sạch được bụi bẩn trên da đồng thời cũng giúp mát-xa cho da được thông thoáng và toàn thân dễ chịu hơn.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín rất quan trọng. Nếu ở bệnh viện thì các y tá sẽ vệ sinh vùng kín giúp các sản phụ bằng nước ấm và khử trùng vết rạch tầng sinh môn bằng thuốc sát trùng povidone iodine mỗi ngày. Và khi về nhà các mẹ có thể vệ sinh giống như cách ở bệnh viện. Khi sản dịch ra ít hơn, vết rạch khô và lành dần thì các mẹ có thể tắm rửa bình thường. Nếu vết rạch chưa lành hẳn thì sau khi tắm xong, các mẹ cần dùng khăn sạch thấm khô vết thương và sát trùng lại bằng povidone iodine.
Khi tắm xong thì cần nhanh chóng lau khô người, mặc quần áo, lau khô tóc và dùng máy sấy sấy khô tóc để tránh bị cảm lạnh.
Với các mẹ sinh mổ thì cần chú ý do vết mổ chưa thể lành ngay sau 1 tuần nên khi tắm hay lau người cần chú ý tới vết mổ để tránh chạm mạnh. Khoảng 2 tuần khi vết mổ lành thì có thể tắm bình thường.
Khi tắm không chà xát mạnh lên vết mổ đẻ mà chỉ nên dùng khăn tắm xoa nhẹ lên cơ thể.
Các mẹ ở cữ hãy nhớ kĩ những quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé!
Các bài viết liên quan: