Mách mẹ mẹo chăm con để “mùa đông không ốm”

0
3437

Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên rất dễ mắc phải các bệnh như: cảm lạnh, viêm phổi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi,… Để chống lại những căn bệnh mùa đông, bảo vệ sức khỏe và cơ thể cho bé, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới 6 vấn đề sau đây:

1. Giữ ấm cho cơ thể bé

Điều quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé vào mùa đông chính là phải giữ ấm tốt, đặc biệt là những vị trí cơ thể sau: ngực, cổ, đầu, 2 bàn chân, tránh cho bé ra gió. Đêm thời tiết lại càng trở lạnh hơn nên việc giữ ấm cho cơ thể lại càng quan trọng.

  • Trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị ho, sốt và cảm lạnh. Vào mùa đông cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho cơ thể. Bé rất hay ngọ nguậy nên khóa áo, cúc áo bị bung ra, cần chú ý cài cho cẩn thận và chắc chắn.
  • Ủ bé kĩ quá mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô cho bé thì khi thấm ngược trở lại cơ thể cũng dễ khiến cơ thể bị lạnh và viêm phổi. Cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời lau khô  mồ hôi hoặc thay áo trong cho con.
  • Vào mùa đông không nên quấn tã giấy cho con. Nếu có quấn thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên, tránh để tã ướt quá lâu dễ khiến bé bị nhiễm lạnh.
  • Trong phòng cần giữ cho ấm thoáng, tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, quạt sưởi, lò sưởi để không khí trong phòng ấm hơn những tuyệt đối không dùng bếp than vì sẽ tạo ra khí CO2 gây ngạt và ngộ độc cho bé.

Mách mẹ cách chăm sóc bé sơ sinh mùa đông không ốm

2. Vệ sinh cơ thể cho bé

Mùa đông nên nhiều bậc cha mẹ sợ con lạnh nên thường hay đóng bỉm cả ngày đêm và hạn chế tắm cho con. Đây không phải là giải pháp tối ưu để chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe của trẻ.

  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuần tuổi thì tắm rửa hàng ngày là rất cần thiết vì cơ thể trẻ có nhiều chất gây bám. Nếu không tắm rửa sạch cho bé rất dễ gây bít lỗ chân long và viêm nhiễm cho trẻ.
  • Tắm cho trẻ ở trong phòng kín, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa. Nếu bật điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút để nhiệt độ trong phòng ấm dần lên.
  • Nhiệt đọ nước để tắm cho bé bằng với nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi thì không nhất thiết là phải tắm hàng ngày, có thể 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không được quá 10 phút.

3. Cho bé bú

  • Cho con bú trong phòng kín nhưng thoáng đãng, hãy đắp một tấm chăn nhẹ cho cả 2 mẹ con khi cho con bú.
  • Mùa đông bé cần được bú no để sản sinh ra nhiệt lượng đủ làm ấm cho cơ thể vì thế tránh đề con bị “bỏ đói”. Trẻ sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no và mỗi lần “mút ti” là 2-3 phút.
  • Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút mà nhất quyết không chịu bú tiếp nữa thì bạn cũng nên cân nhắc thêm có nên cho con bú thêm sữa công thức hoặc nếu bé đã dùng sữa công thức rồi thì có nên đổi sang loại sữa khác không?
  • Nếu bé mới bú mà đã ngủ thì thường sẽ ngủ không ngon giấc và hay bị tỉnh giấc giữa chừng, cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy. Và tốt nhất là nên luyện cho con ăn ngủ đúng giờ.

Mách mẹ cách mùa đông chăm sóc bé sơ sinh không ốm

4. Giữ da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ

  • Da bé trong mùa đông thường trở nên khô, để da bé mềm mại và không bị phát ban cần giữ cho da bé khô thoáng và sạch sẽ. Cần thay tã thường xuyên cho trẻ, dùng phấn rôm để ngăn ngừa phát ban trên bộ phận sinh dục và lưng. Tránh mặc quần áo ẩm ướt cho bé vì có thể gia tăng nguy cơ bị cảm lạnh và sốt.

5. Dưỡng ẩm cho da bé

Da bé cũng thay đổi theo mùa vì thế đừng quên chăm sóc da cho bé trong mùa đông. Sau khi tắm cho bé thì thoa một lớp kem dưỡng ẩm cho trẻ. Còn trước khi tắm thì thoa một lớp dầu dưỡng để làm mềm da và giữa ấm áp cho bé.

6. Cho bé ở trong nhà

Mùa đông không tốt cho sức khỏe của bà mẹ mới sinh và cho trẻ sơ sinh nên 2 mẹ con ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Thi thoảng cũng nên ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D tốt cho cơ thể và có thể tiêu diệt được vi khuẩn trên quần áo và trên da.