Các mẹ khi sinh thường rất băn khoăn rằng làm thế nào để sinh con không đau đớn; những cơn đau diễn ra như thế nào? Vậy để có thể vượt cạn thành công mà không bị mất sức, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Mẹ nên sinh thường trong điều kiện nào?
Thông thường bác sĩ luôn khuyến khích các mẹ sinh thường bởi điều đó tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, để sinh thường thì mẹ cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:
1.1 Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt
Đây là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng để mẹ có thể sinh thường. Nếu mẹ bầu có vấn đề bệnh lý có nguy cơ rủi ro, bác sĩ sẽ không chỉ định cho mẹ sinh thường. Ví dụ những mẹ mắc chứng tiền sản giật cần lựa chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn.
1.2 Thai nhi có sức khỏe tốt
Thai nhi có sức khỏe tốt mới có khả năng vượt qua ống sinh sản. Nếu bé gặp các vấn đề như: dây rốn quanh cổ, sa dây rốn, … thì mẹ nên chọn cách sinh mổ.
>>> Có thể bạn quan tâm: 12 nguyên nhân khiến mẹ bầu không được sinh thường?
1.3 Cân nặng thai nhi đạt chuẩn
Cân nặng của thai nhi đạt ở mức chuẩn so với cơ thể của mẹ là một điều thuận lợi để mẹ sinh thường. Ngược lại nếu cân nặng thai nhi quá lớn sẽ khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ.
1.4 Đường sinh không gặp cản trở
Điều kiện để mẹ có thể đẻ thường là đường sinh không gặp bất cứ cản trở nào như khối u, rau bám, … Vậy nếu có cản trở, buộc mẹ cần phải lựa chọn can thiệp sinh mổ.
1.5. Độ mở tử cung của mẹ và đường kính lưỡng đỉnh của bé thuận lợi
Nếu thai nhi có vòng đầu (đường kính lưỡng đỉnh) lớn sẽ khó lọt qua cổ tử cung của mẹ. Đồng thời, nếu cổ tử cung của mẹ mở không đủ lớn thì em bé cũng không thể chui ra bên ngoài.
1.6. Ngôi thai thuận
Nếu ngôi ngang, ngôi ngược thì em bé sẽ không thể sinh thường mà cần can thiệp sinh mổ.
2. Cách để sinh thường không đau
2.1 Xây dựng thói quen vận động tốt trong thai kỳ
Khi mẹ xây dựng thói quen vận động trong thai kỳ, cơ thể mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh. Ngoài ra điều này còn giúp mẹ thích nghi với những thay đổi khi em bé lớn lên trong bụng và quá trình chuyển dạ sau này.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mẹ bầu vận động 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm các cơn đau do xương và cơ giãn từ từ. Việc này cũng giúp mẹ bớt đau đớn, giảm mất sức khi vượt cạn. Vì vậy, khi mang thai mẹ đừng ngại vận động mỗi ngày nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho mẹ bầu
2.2 Khi cơn đau chuyển dạ đến
Khi cơn đau chuyển dạ ập đến, mẹ hãy đi lại, di chuyển hoặc ngồi lên 1 quả bóng hơi lớn. Điều này giúp mẹ vơi đi con đau; đồng thời còn giúp thai nhi lọt đúng vào khung chậu của mẹ. Do vậy mà quá trình vượt cạn cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khi đó, mẹ không cần lo lắng sinh thường đau đớn nữa.
2.3 Hít thở đúng cách
Ngay lúc bắt đầu cảm nhận cơn đau, mẹ hãy tập trung hơn vào hơi thở. Mẹ hãy thở nhanh dần: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Mức độ đau tăng lên thì nhịp thở cũng nhanh và nông hơn, khi ở giữa cơn co tử cung thì nhịp thở chậm lại và sâu hơn.
2.4 Massage
Hãy nhờ người thân massage nhẹ nhàng tay, chân, vùng bụng để cơ thể mẹ được thư giãn, giúp em bớt căng thẳng trước thời khắc quan trọng.
2.5 Gây tê ngoài màng cứng
Đối với phương pháp gây tê màng cứng thì cần được thực hiện bởi bác sĩ. Bác sĩ sẽ truyền thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng (ở lưng của mẹ). Chỉ sau 5 – 10 phút thì mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau giảm bớt. Thuốc gây tê được truyền liên tục cho đến khi em bé ra đời.
Chúc mẹ vượt cạn thành công!
Xem thêm:
>>> Kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng
>>> Điểm qua 6 dấu hiệu cho biết bà bầu sinh thường thật dễ dàng